Văn khấn cúng cô hồn tháng 7/2020 âm lịch đúng chuẩn phong tục cô truyền: Vào đúng ngày rằm tháng 7, khi mà Quỷ Môn Quan mở cửa, mọi người sẽ làm lễ Xá Tội Vong Nhân để cầu siêu cho những linh hồn này. Cúng cô hồn vào thời gian nào? Cúng cô hồn có thể tiến hành từ ngày 1 đến 15 tháng 7 âm lịch (tháng cô hồn).
+ Tháng cô hồn là gì?
Theo quan niệm dân gian, tháng 7 âm lịch hàng năm…
Văn khấn cúng cô hồn tháng 7/2020 âm lịch đúng chuẩn phong tục cô truyền: Vào đúng ngày rằm tháng 7, khi mà Quỷ Môn Quan mở cửa, mọi người sẽ làm lễ Xá Tội Vong Nhân để cầu siêu cho những linh hồn này. Cúng cô hồn vào thời gian nào? Cúng cô hồn có thể tiến hành từ ngày 1 đến 15 tháng 7 âm lịch (tháng cô hồn).
+ Tháng cô hồn là gì?
Theo quan niệm dân gian, tháng 7 âm lịch hàng năm Diêm Vương sẽ mở cửa địa ngục để quỷ đói (cô hồn) trở lại cõi trần từ 2/7 cho đến 15/7. Vì vậy, tháng 7 còn có tên gọi là tháng cô hồn.
Đây là khoảng thời gian cô hồn xuất hiện trên dương thế rất đông nên để tránh quỷ đói quấy nhiễu tới cuộc sống bình thường người ta phải cúng cháo, gạo và đồ ăn. Ngoài ra, cũng nên chú ý tới 18 điều cấm kị trong tháng cô hồn để tránh gặp vận xui bởi dân gian đã quan niệm “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”.
Việc cúng cô hồn mang tính nhân văn cao trong văn hoá Việt Nam. Hành động này cũng như quan niệm ngày xá tội vong nhân là dù con người gây ra những tội ác gì cũng có 1 ngày xá tội để đỡ chịu đau đớn, khổ cực.
+ Vì sao phải cúng cô hồn tháng 7 âm lịch?
Theo truyền thuyết về ngày lễ Xá Tội Vong Nhân như tín ngưỡng của dân gian, thì trong tháng cô hồn, những linh hồn không có người thờ cúng sẽ lang thang trên dương thế, không có nơi để về. Vào đúng ngày rằm tháng 7, khi mà Quỷ Môn Quan mở cửa, mọi người sẽ làm lễ Xá Tội Vong Nhân để cầu siêu cho những linh hồn này, đồng thời ngăn không cho chúng nhũng nhiễu cuộc sống của gia đình mình.
Còn theo tích truyện của Phật Giáo, đó là đức phật A Nan Đà khi đang ngồi tại tịnh thất, thì có một con Diệm Khẩu Quỷ vào báo rằng 3 ngày nữa người sẽ chết và cũng bị hóa thành Diệm Khẩu Quỷ. Trừ khi đức phật phải cho chúng thức ăn thì với có thể kéo dài tuổi thọ. Đồng thời người còn tụng kinh siêu độ, vừa để thêm phước cho mình, cũng vừa giúp cho Diệm Khẩu Quỷ có thể siêu thoát và đầu thai kiếp khác.
Cũng từ đây, những người trên dương gian làm theo đức phật, và ngày lễ Xá Tội Vong Nhân cũng hình thành từ đó. Mâm lễ cúng chúng sinh thường có: bỏng ngô, chè lam, bánh kẹo, hoa quả, giấy vàng, muối gạo trộn lẫn với nhau, … và tất cả những đồ để giành cho vong nhân không nơi nương tựa.
Khi cúng chúng sinh, gia chủ hoặc người làm lễ cần đọc kinh cầu siêu để siêu độ cho những vong hồn lang thang không nơi nương tựa. Sau khi làm lễ, cần vãi gạo, muối đã được trộn với nhau ra trước cửa nhà. Những đồ trong mâm cúng chúng sinh thì sẽ chia cho trẻ em ở xung quanh, những đồ vàng mã thì đem đốt đi, còn chiếc thuyền phóng sinh thì sẽ được đem thả ra sông,…
Cúng cô hồn vào thời gian nào? Cúng cô hồn có thể tiến hành từ ngày 1 đến 15 tháng 7 âm lịch (tháng cô hồn). Tuy nhiên thông thường các gia đình thường cúng cô hồn vào buổi chiều ngày 15/7 âm lịch. Bởi theo quan niệm, các cô hồn được thả ra rất yếu, sợ ánh sáng mạnh của mặt trời vào ban ngày nên không dám đến để đón nhật vật phẩm cúng của các gia đình.
Xem thêm bài:
- Văn khấn cúng thần tài
- Văn khấn cúng xe ô tô mới mua
+ Chuẩn bị lễ vật cúng cô hồn như thế nào?
- Muối gạo (1 dĩa).
- Cháo trắng nấu loãng (12 chén nhỏ), hay là cơm vắt: 3 vắt.
- 12 cục đường thẻ.
- Giấy áo, giấy tiền vàng bạc. Trong đó, tiền vàng từ 15 lễ trở lên, quần áo chúng sinh từ 20 đến 50 bộ.
- Bắp rang, khoai lang, ngô, sắn luộc…
- Mía (để nguyên vỏ và chặt tùng khúc nhỏ độ 15 cm).
- Bánh, kẹo, tiền mặt (tiền thật, các loại mệnh giá).
- Nước: 3 ly nhỏ, 3 cây nhang, 2 ngọn nến nhỏ.
+ Văn khấn rằm tháng 7 đầy đủ nhất
Dưới đây là bài văn khấn cúng cô hồn, chúng sinhtheo Văn khấn cổ truyền Việt Nam (NXB Văn hóa Thông tin).Lưu ý: Khấn ngoài trời.
Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)
Con lạy chín phương trời, mười phương chư phật, chư phật mười phương
Con lạy Đức Phật Di Đà
Con lạy Bồ Tát Quan Âm
Con lạy Táo Phủ Thần quân Chinh thần
Tiết tháng 7 sắp thu phân
Ngày rằm xá tội vong nhân hải hà
Âm cung mở cửa ngục ra
Vong linh không cửa không nhà
Đại Thánh Khảo giáo – A Nan Đà Tôn giả
Tiếp chúng sinh không mả, không mồ bốn phương
Gốc cây xó chợ đầu đường
Không nơi nương tựa đêm ngày lang thang
Quanh năm đói rét cơ hàn
Không manh áo mỏng – che làn heo may
Cô hồn năm bắc đông tây
Trẻ già trai gái về đây hợp đoàn
Nay nghe tín chủ thỉnh mời
Lai lâm nhận hưởng mọi lời trước sau
Cơm canh cháo nẻ trầu cau
Tiền vàng quần áo đủ màu đỏ xanh
Gạo muối quả thực hoa đăng
Mang theo một chút để dành ngày mai
Phù hộ tín chủ lộc tài
An khang thịnh vượng hòa hài gia trung
Nhớ ngày xá tội vong nhân
Lại về tín chủ thành tâm thỉnh mời
Bây giờ nhận hưởng xong rồi
Dắt nhau già trẻ về nơi âm phần
Tín chủ thiêu hóa kim ngân
Cùng với quần áo đã được phân chia
Kính cáo Tôn thần
Chứng minh công đức
Cho tín chủ con
Tên là:………………………………
Vợ/Chồng:…………………………
Con trai:……………………………
Con gái:…………………………….
Ngụ tại:……………………………..
Lưu ý:Thời gian cúng cô hồn nên vào buổi chiều tối các ngày mùng 1-15/7 (Âm lịch). Tuy nhiên, một số quan niệm cho rằng, thời gian cúng chuẩn nhất là từ mùng 2 đến 14/7 (Âm lịch), vì ngày 15 Diêm Vương sẽ đóng cửa ngục lại, linh hồn nào không về kịp, sẽ vất vưởng trên nhân gian.
Lưu ý trong nghi thức cúng cô hồn
- Bày lễ và cúng ngoài trời (đặt lễ trước cửa nhà hoặc nơi buôn bán)
- Không nên cúng xôi, gà
- Khi trải tiền vàng ra mâm nên để đủ 4 hướng đông, tây, nam, bắc
- Sau khi hoàn tất nghi thức cúng cô hồn không nên đem các vật phẩm vào nhà, đồ mã đốt ngay tại chỗ còn muối, gạo rải ra tám hướng
- Trước khi dọn đồ cúng, nếu gia chủ chưa kịp thắp nhang mà có người giật đồ cúng thì cần buông thả đồ cúng khỏi tay.
+ Những điều cấm kị trong tháng 7 cô hồn
- Đi chơi đêm:Tháng cô hồn là thời điểm các quỷ đói “vất vưởng” nhiều trên dương thế, đặc biệt là vào ban đêm nên cần hạn chế đi chơi đêm để tránh bị “ma trêu quỷ hờn”. Bởi theo quan niệm dân gian, các vị thổ công, thổ địa sẽ bảo vệ gia chủ trong nhà.
2. Tùy tiện đốt vàng mã: “Quỷ đói” thiếu thốn đủ thế nên thường lang thang khắp nơi để tìm kiếm đồ ăn. Việc tùy tiện đốt vàng mã có thể vô tình khiến ma quỷ bu lại quanh người nhiều, gây nhiễu tới cuộc sống và mang lại vận hạn.
3. Đứng gần cây đa, cây đề: Theo quan niệm dân gian, “quỷ gốc đa, ma gốc đề” nên đây chính là những địa điểm tụ hội rất nhiều âm khí. Do đó, vào tháng cô hồn bạn cần tránh đứng gần, nằm hay trốn quanh gốc cây đa, cây đề để tránh bị ma quỷ trêu đùa.
4. Ăn vụng đồ cúng cô hồn: Cúng rằm tháng giêng là một trong những lễ lớn trong năm nên các nhà thường chuẩn bị mâm cúng rất chu đáo để ban phát đồ ăn, thức uống cho quy đói, mong ma quỷ đừng phá nhiễu cuộc sống bình thường. Đó là đồ cúng nên nếu ăn vụng mà chưa xin phép thì sẽ dễ rước họa vào thân, bị quỷ đói bám theo đòi đồ.
5. Treo chuông gió đầu giường: Theo quan niệm dân gian, tiếng chuông gió đầu giường sẽ thu hút và gọi ma quỷ đến nhà. Việc này không chỉ quấy nhiễu giấc ngủ bình thường mà còn có thể đem vận hạn đến cho gia đình.
6. Nhổ lông chân: Nhổ lông chân là một trong 18 điều kiêng kị vào tháng cô hồn bởi dân gian có quan niệm “một sợi lông chân quản ba con quỷ”. Do đó, nếu nhổ lông chân vào tháng 7 âm bạn sẽ dễ gặp xui xẻo, trắc trở trong cuộc sống do bị quỷ quấy nhiễu.
7. Gọi to tên người khác vào ban đêm: Ma quỷ có thể nhớ tên người được gọi vì vậy trong tháng cô hồn, bạn nên hạn chế gọi to tên người khác vào ban đêm ở ngoài đường. Đặc biệt, theo quan niệm dân gian nếu đột nhiên nghe thấy ai gọi tên mình vào ban đêm không nên trả lời ngay lập tức.
8. Bơi lộn trên sông nước: Ma quỷ lang thang ở khắp nơi trong tháng cô hồn nhất là những khu vực gần sông nước, nơi có nhiều người chết đuối. Vì vậy, dân gian xếp bơi lộn trên nước vào một trong 18 điều kiêng kị trong tháng cô hồn để tránh bị “ma kéo”.
9. Hù dọa người khác: Theo 18 điều kiêng ki trong cô hồn, bạn không nên hù dọa người khác vào ban đêm, nhất là khi đang ở ngoài đường. Điều này có thể khiến người bị hù dọa “hồn bay phách lạc”, tạo điều kiện cho ma quỷ trêu đùa và “bám theo”.
10. Thức khuya: Thức khuya sẽ gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe, làm cơ thể suy nhược nên dễ nhiễm “âm khí”, bị ma quỷ “xâm nhập”. Ngoài ra, ban đêm cũng là thời điểm ma quỷ hoành hành nhất, thường đi tìm người để trêu đùa.
11. Nhìn lại phía sau ở nơi vắng vẻ: Nếu chẳng may có việc cần đi về khuya trên những đoạn đường vắng vẻ trong tháng cô hồn, khi cảm giác có người đang đi theo hoặc gọi tên mình ở phía sau bạn không nên quay đầu lại phía sau. Bởi đó có thể chỉ là do ma quỷ đang trêu chọc, nếu quay lại nhìn dễ bị “rủ” về cõi âm.
12. Nhặt tiền rơi: Tiền lẻ ngoài đường có thể là tiền cúng quỷ đói trong tháng cô hồn, dùng để mua chuộc bọn quỷ đầu trâu mặt ngựa. Nếu nhặt tiền đó, bản thân người nhặt sẽ phải chịu tai ương thay cho người rải tiền.
13. Đứng góc tường: Xó tường được đánh giá là nơi tăm tối nhất trong nhà theo quan niệm dân gian nên ma quỷ thường trốn ở góc này để nghỉ ngơi, ẩn náu. Do đó, bạn tuyệt đối không nên đứng hoặc trốn ở đó.
14. Chụp ảnh vào ban đêm: Chụp ảnh vào ban đêm là một trong 18 điều kiêng kị trong tháng cô hồn bởi lúc này ma quỷ lảng vảng có thể vô tình chui vào ống kính máy ảnh. Đặc biệt, bạn cần tuyệt đối tránh việc chụp ảnh qua gương bởi gương thuộc vật âm tính, dễ dàng chiêu mời âm khí của các linh hồn ma quỷ.
15. Để mũi dép hướng về giường ngủ khi đi ngủ: Viêc để mũi dép hướng về giường ngủ là một dấu hiệu giúp ma quỷ biết có người sống đang nằm trên giường, chúng có thể quấy nhiễu giấc ngủ của bạn.
16. Cầm đèn đi chơi khuya: Trong tháng cô hồn khi cầm đèn pin đi vào ban đem bạn không nên chiếu loạn xạ lên cây. Điều này có thể làm kinh động tới những linh hồn đang trú ngụ trên ngọn cây, đánh thức ma quỷ.
17. Cắm đũa giữa bát cơm: Đây là một trong 18 điều kiêng kị trong tháng cô hồn mà bất kì ai cũng cần nhớ. Việc cắm đũa giữa bát cơm gọi tới bát cơm cúng trên bàn thờ, thắp hương người đã mất nên dễ dụ ma quỷ đến nhà ăn chung. Ngoài ra, khi ăn cơm cũng cần tránh dùng đũa gõ nhiều lần vào bát cơm để “gọi mời” ma quỷ.
18. Mặc quần áo có hình thù quỷ quái” Những bộ quần áo có hình thù quỷ quái dễ “dụ” ma quỷ để ý và trêu chọc. Do đó, trong tháng cô hồn, bạn cần tránh mặc những bộ quần áo có hình thù quỷ quái. “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, bạn nên tránh 18 điều kiêng kị trong tháng cô hồn trên đây để cả tháng bình an, không rước họa vào thân.
Kết bài văn khấn cúng cô hồn tháng 7/2020: Trên đây là toàn bộ những bài văn, lễ vật, thời gian cùng các nghi thức khác trong bài cúng cô hồn cần có đã được tngayvox.com sưu tầm và tổng hợp gửi đến bạn đọc hy vọng điều này sẽ giúp cho bạn có những cái nhìn mới để có một ngày cúng cô hôn được đầy đủ nhất
Tags: văn khấn cúng cô hồn tháng 7, văn khấn cúng cô hồn ngoài trời, văn khấn cúng cô hồn, bài cúng cô hồn, cách cúng cô hồn, mâm cúng cô hồn, lễ cúng cô hồn
Trên đây là tất cả những gì có trong Văn khấn cúng cô hồn tháng 7/2020 âm lịch đúng chuẩn phong tục cô truyền mà chúng tôi muốn chia sẻ với các bạn. Bạn ấn tượng với điều gì nhất trong số đó? Liệu chúng tôi có bỏ sót điều gì nữa không? Nếu bạn có ý kiến về Văn khấn cúng cô hồn tháng 7/2020 âm lịch đúng chuẩn phong tục cô truyền, hãy cho chúng tôi biết ở phần bình luận bên dưới. Hoặc nếu thấy bài viết này hay và bổ ích, xin đừng quên chia sẻ nó đến những người khác.
Bạn cần đưa danh sách của mình lên tngayvox.com? Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ đăng bài viết!
Để lại một bình luận