Top 6 trò chơi tiêu biểu gây hứng thú học tập trong môn Toán lớp 5
Việc sáng tạo, tổ chức các trò chơi vào trong dạy học môn Toán ở Tiểu học, đặc biệt với học sinh lớp 5 – nội dung kiến thức đã nâng cao và tổng hợp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Thông qua tiết học cùng với các trò chơi phù hợp không những chất lượng học tập của các em được nâng lên mà tình cảm thầy trò ngày càng gần gũi gắn bó hơn. Sau đây Toplist xin giới thiệu một số trò chơi tiêu biểu gây hứng thú học tập trong môn Toán lớp 5 mời các thầy cô tham khảo.
1
Trò chơi 1: Xếp hàng thứ tự
– Áp dụng: So sánh phân số; So sánh số thập phân,…
– Mục đích: Giúp học sinh củng cố cách so sánh và sắp xếp các số thập phân, phân số theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại.
– Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị 2 lá cờ hiệu (Cờ giấy nhỏ, 2 lá có màu khác nhau) Học sinh mỗi đội 5 mảnh bìa (Có kích thước 10 x 15 cm) trong mỗi mảnh bìa có ghi các số thập phân, phân số lớn bé khác nhau. (mỗi đội 5 em)
– Thời gian: chơi: 3 phút
– Cách chơi: Hai đội trưởng lên nhận bìa của tổ và phát bìa cho mỗi bạn ở đội mình. Giáo viên yêu cầu hai đội quan sát, tự so sánh các số vừa nhận trong nhóm với nhau (trong 1, 2 phút ). Khi GV hô hiệu lệnh và giơ 2 lá cờ trên 2 tay về hai phía (sang ngang) yêu cầu các em nghe, giơ biển lên cao và xếp mỗi đội một hàng ngang, bắt đầu từ GV. Khi thầy đưa 2 lá cờ song song về phía trước các em tập hợp hàng dọc.
Giáo viên bắt đầu hô các cách khác nhau như: “Tập hợp theo thứ tự từ bé đến lớn”; “Tập hợp theo thứ tự từ lớn đến bé” sau hai ba lần thi thay đổi các biển giữa hai đội. Ban thư ký ghi kết quả và tổng hợp điểm. Mỗi lần xếp hàng đúng thứ tự, nhanh, không ồn ào, xô lấn, làm lộn xộn, ghi 10 điểm. Xếp chậm, không thẳng hàng, mất trật tự trừ 2 điểm. Đội nào xếp sai không ghi điểm. Sau 3 phút kết thúc trò chơi đội nào nhiều điểm sẽ thắng cuộc.
2
Trò chơi 2: Ai đúng? Ai sai?
– Áp dụng Số thập phân; Đọc, viết số thập phân
– Mục đích: Nắm vững cách đọc, cách viết, cấu tạo số thập phân.
– Chuẩn bị: GV chuẩn bị cho mỗi đội 10 tờ giấy khổ A4 để trắng, 5 bút dạ. GV phát cho mỗi em 2 tờ giấy và 1 bút dạ (chuẩn bị vào 1 tờ, ghi cách đọc của đội bạn vào 1 tờ). Mỗi đội 5 em học sinh lên bảng đứng thành 1 hàng. Hai đội “bốc thăm” giành quyền đọc trước.
– Thời gian chơi: 3 – 5 phút
– Cách chơi: GV cho hai đội chuẩn bị 2 phút, 5 em sẽ bàn nhau và mỗi em viết sẵn một số thập phân bất kỳ vào một mặt của tờ giấy (viết to để ở dưới lớp cũng nhìn thấy rõ; ghi cách đọc ở trên bằng chữ nhỏ, khi cầm giơ lên đối phương không nhìn thấy). Mặt còn lại ghi cách đọc một số nào đó, cũng ghi cách viết ở góc trên bằng cỡ chữ nhỏ. Hết thời gian 2 phút, cô hô: “Lần thứ nhất bắt đầu” thì đội được đi trước sẽ nêu cách đọc số của mình chuẩn bị (mỗi số đọc to 2 lần), đội kia phải viết lại được.
Sau khi đọc đủ 5 số, thì đổi vai trò ngược lại. Lần thứ 2 thì đội đi trước phải nhìn các số của đội kia viết rồi đọc to cho cả lớp nghe và đổi vai trò ngược lại. Sau khi 2 đội kết thúc đọc và viết, GV và cả lớp sẽ làm trọng tài để kiểm tra kết quả. Đội đọc phải giơ đáp án lên, đội viết phải giơ kết quả. Cứ mỗi ý (đọc, viết) đúng 10 điểm, đọc chậm, vấp sửa lỗi trừ đi 2 điểm. Nếu làm đáp án sai trừ 5 điểm, đội nào nhiều điểm hơn sẽ thắng cuộc và được tuyên dương trước lớp.
3
Trò chơi 3: Kết bạn
– Áp dụng: Nhân một số thập phân với 10, 100, 1000,… Chia một số thập cho 10, 100, 1000,…
– Mục đích: Rèn luyện, củng cố kỹ năng tính nhẩm nhanh các phép tính nhân, chia các số thập phân với 10, 100, 1000… Luyện cho HS tác phong nhanh nhẹn, tinh mắt.
– Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị 10 đến 15 tấm bìa hình chữ nhật kích thước 10×15 cm, có dây đeo. Mỗi tấm đều ghi một phép tính hoặc kết quả tương ứng.
– Ví dụ nội dung thẻ như sau:
Phép tính Kết quả
15,5 x 10 155
2,571 x 1000 4,329
13,96 : 1000 2,37
23,7 : 10 90 2571
0,9 x 100 0,01396
432,9 : 100 90
– Thời gian chơi: 3 – 5 phút.
– Cách chơi: Học sinh xung phong lên rút thẻ của mình, sau đó tất cả đội tập hợp thành vòng tròn, các em đeo thẻ trước ngực, mỗi em tự quan sát số thẻ của mình và số thẻ của bạn. Tự tính nhẩm kết quả hoặc phép tính tương ứng với kết quả hoặc phép tính ghi trên thẻ của mình.
Yêu cầu cả đội nhảy lò cò, vừa hát vừa vỗ tay cùng cả lớp: “Nhảy lò cò cho cái giò nó khỏe, đi xen kẽ cho nó khỏe cái giò”. Khi giáo viên hô “Tìm bạn! tìm bạn!” các em phải nhanh chóng tìm và chạy về với bạn đeo thẻ có kết quả hoặc phép tính tương ứng với thẻ của mình. Những ai tìm đúng, tìm nhanh bạn mình nhất thì ghi được 10 điểm. Bạn nào tìm sai thì phải tự nhẩm lại để tìm đúng bạn mình. Sau một lượt giáo viên đổi thẻ lẫn lộn, sau đó cho các em tiếp tục chơi hoặc nhóm khác chơi.
4
Trò chơi 4: Gà mẹ tìm con
– Áp dụng: cộng trừ, nhân, chia phân số, số thập phân
– Mục đích: Củng cố các phép tính phân số, số thập phân.
– Chuẩn bị: 5 con gà mẹ làm bằng bìa cứng có ghi phép tính. 5 con gà con làm bằng bìa cứng có ghi kết quả tính.
– Thời gian chơi: 3-5 phút
– Cách chơi: Tổ chức cho HS chơi cá nhân. Gọi 10 HS xung phong lên chơi: 5 em cầm 5 con gà mẹ, 5 em cầm 5 con gà con. Yêu cầu HS mang tấm bìa gà mẹ tìm đúng gà con của mình (sao cho phép tính trên mình gà mẹ tương ứng với kết quả tính trên mình gà con.). Cặp nào tìm đúng, nhanh nhất sẽ thắng cuộc. Cặp nào tìm sai sẽ bị phạt và nhảy lò cò.
5
Trò chơi 5: Ai nhanh, ai đúng
– Áp dụng cho các tiết học: Bảng đơn vị đo độ dài, Bảng đơn vị đo khối lượng, Bảng đơn vị đo diện tích, Xăng – ti- mét khối, Đề- xi-mét khối
– Mục đích: Giúp HS nắm vững mạch kiến thức về đo đại lượng
– Chuẩn bị: 2 bút dạ, 2 tờ giấy khổ lớn (ví dụ ghi nội dung như sau):
Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống
a. 6090 kg = 6 tấn 9 kg
b. 2kg 326g = 2326 g
c. 354 dm = 3m 54 dm
d. 2010m2 = 20 dm2 10m2
e. 29 dm2= 2m2 9 dm2
g. 154000 cm3 = 154 dm3
– Thời gian chơi: 3 phút
– Cách chơi: Mỗi nhóm cử 6 bạn , xếp thành 2 hàng dọc. Sau khi GV hô: “Trò chơi bắt đầu” thì bạn số 1 sẽ chạy lên và điền Đ, S vào ô thứ nhất. Điền xong thì bạn số 1 chạy về đưa bút cho bạn số 2 và cứ thế tiếp tục đến bạn số 6. Nếu chạy trước khi bạn chưa chạy xuống đến nơi thì sẽ bị phạm luật. Mỗi đáp án đúng được 2 điểm, phạm lỗi trừ 1 điểm. Đội nào nhiều điểm hơn đội đó sẽ thắng cuộc.
6
Trò chơi 6: Hái hoa toán học
– Áp dụng: Diện tích hình bình hành, Diện tích hình thang, Hình vuông, Hình hộp chữ nhật, Hình lập phương, Ôn tập về hình học cuối năm….
– Mục đích: Giúp học sinh nhớ lâu các công thức tính chu vi, diện tích các hình chữ nhật, hình vuông, hình bình hành, hình thoi…Từ đó vận dụng linh hoạt, kết hợp với kỹ năng tính nhẩm để tính chu vi, diện tích của hình với số đo cho trước… Phát triển khả năng diễn đạt rõ ràng, mạch lạc.
– Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị một cây cảnh đặt lên bàn giáo viên làm cây hoa. Treo sẵn trên cây các bông hoa được cắt bằng giấy màu trong có ghi nội dung câu hỏi. (Tuỳ theo nội dung bài học để giáo viên chọn nội dung ghi trong hoa)
– Ví dụ: Khi dạy bài: “Ôn tập hình học” ở cuối năm giáo viên có thể chọn nội dung:
1. Muốn tìm diện tích hình vuông
Một cạnh nhân bốn ra ngay khó gì?
Bạn hãy cho biết hai câu thơ trên đúng hay sai ? Hãy tính nhẩm nhanh diện tích hình vuông mà cạnh bằng 30m?
2. Nêu quy tắc tính diện tích hình bình hành?
3. Đố bạn điền tiếp những từ thích hợp và chỗ trống trong bài thơ sau :
Diện tích chữ nhật là gì ?
Lấy dài…………..tức thì ra ngay.
Chu vi chữ nhật dễ thay.
Lấy ……………nhân hai là thành.
4. Muốn tính diện tích hình thang
Đáy lớn, đáy bé ta mang……vào
Rồi đem ….với chiều cao
……lấy nửa thế nào cũng ra.
5. Một hình lập phương có độ dài cạnh 5cm .
Bạn A nói: Diện tích xung quanh hình lập phương bằng 125 cm2. Bạn B nói: 125 cm2 là diện tích toàn phần của hình lập phương. Theo bạn ai nói đúng? Ai nói sai? Vì sao?
6. Em hãy điền những từ thích hợp vào chỗ chấm của 2 câu thơ sau: Nói về công thức tính Vận tốc
Trên đường kẻ chậm với người mau.
Hai kẻ đồng chiều muốn gặp nhau.
Vận tốc đôi bên ………………….
………………chia với khó chi đâu.
– Thời gian chơi: 3 – 5 phút
– Cách chơi: Chơi thi đua giữa cá nhân. Học sinh xung phong lên hái hoa và đọc to, rõ ràng nội dung câu hỏi cho cả lớp cùng nghe sau đó mới trả lời kết quả. Nếu bạn hái hoa trả lời chính xác, diễn đạt trôi chảy, gọn gàng, các bạn ở dưới lớp vỗ tay thật to để cổ vũ cho bạn. Nếu bạn trả lời đúng kết quả nhưng diễn đạt chưa mạch lạc, thì lớp vẫn vỗ tay khuyến khích bạn xong nhỏ và ngắn hơn. Nếu bạn trả lời sai giáo viên gợi ý vẫn không trả lời được thì phải nhảy cò cò về chỗ.
Khi tổ chức trò chơi học tập nói chung và môn toán lớp 5 nói riêng, chúng ta phải dựa vào nội dung bài học, vào điều kiện cơ sở vật chất của trường, thời gian trong từng tiết học mà lựa chọn hoặc thiết kế các trò chơi cho phù hợp. Song để tổ chức được trò chơi toán học có hiệu quả đòi hỏi mỗi người giáo phải có kế hoạch, chuẩn bị thật chu đáo cho mỗi trò chơi. Chúc các thầy cô luôn có những tiết học hấp dẫn, hiệu quả.
trò chơi học tậptrò chơi toán 5toán 5trò chơi trong môn toán 5hứng thú học tập
Trên đây là tất cả những gì có trong Top 6 trò chơi tiêu biểu gây hứng thú học tập trong môn Toán lớp 5 mà chúng tôi muốn chia sẻ với các bạn. Bạn ấn tượng với điều gì nhất trong số đó? Liệu chúng tôi có bỏ sót điều gì nữa không? Nếu bạn có ý kiến về Top 6 trò chơi tiêu biểu gây hứng thú học tập trong môn Toán lớp 5, hãy cho chúng tôi biết ở phần bình luận bên dưới. Hoặc nếu thấy bài viết này hay và bổ ích, xin đừng quên chia sẻ nó đến những người khác.
Bạn cần đưa danh sách của mình lên tngayvox.com? Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ đăng bài viết!
Để lại một bình luận