Top 9 cách chữa bệnh á sừng tại nhà hiệu quả nhất
Hiện nay ở Việt Nam tỷ lệ người mắc á sừng theo thống kê gần nhất chiếm khoảng 15% trong tổng số đầu các đầu bệnh da liễu, trong đó phổ biến là á sừng tay, chân, mặt. Đây là căn bệnh dai dẳng, có thể để lại những biến chứng khó lường, không chỉ gây đau đớn mà còn khiến người bệnh tự ti và ảnh hưởng xấu tới sinh hoạt hàng ngày. Để chữa bệnh á sừng, dân gian lưu truyền rất nhiều bài thuốc từ các nguyên liệu tự nhiên dễ kiếm. Đến nay, vẫn có rất nhiều người áp dụng các phương pháp này. Cùng toplist tìm hiểu một số cách chữa bệnh á sừng tại nhà hiệu quả nhất.
1
Cách chữa á sừng bằng cây vòi voi
Bệnh á sừng là bệnh thuộc nhóm viêm da cơ địa dị ứng, có thể xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em. Khi mắc bệnh này, da thường bị khô, bong tróc, nứt nẻ, có thể chảy máu… gây đau nhức và khó chịu cho người bệnh. Những biểu hiện thường tập trung ở các chi, da đầu, mặt hoặc lan rộng toàn thân. Tuy không nguy hiểm nhưng gây ra không ít khó khăn cho sinh hoạt và tác động lên tâm lý của bệnh nhân. Chính vì vậy việc áp dụng các biện pháp chữa trị cần được tiến hành càng sớm càng tốt. Trong đó cách dùng cây vòi voi chữa á sừng được khá nhiều bệnh nhân lựa chọn.
Cây vòi voi là một loại cây mọc nhiều ở các tỉnh phía bắc, thường được thu hoạch để làm nguyên liệu điều trị bệnh. Hầu như tất cả các bộ phận của cây đều được tận dụng. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, trong thành phần của cây có chứa acid cyanhydric, hoạt chất Ancaloit,… có khả năng điều trị nhiều bệnh như: bệnh về xương khớp, mụn nhọt, bệnh á sừng… Vì vậy, trong dân gian có truyền miệng mẹo chữa á sừng bằng cây vòi voi nhằm làm giảm nhẹ các triệu chứng bệnh.
Cách chữa á sừng bằng cây vòi voi thường được áp dụng
Để tận dụng hiệu quả của cây vòi voi trong việc điều trị bệnh á sừng, dân gian có các cách áp dụng khác nhau. Dưới đây là 2 cách phổ biến nhất:
Bài thuốc đắp chữa á sừng bằng cây vòi voi
- Lấy 1 nắm cây vòi voi và 1 ít muối hạt sạch.
- Rửa cây vòi voi thật sạch rồi đem giã cùng với muối.
- Vệ sinh da rồi đắp hỗn hợp đã chuẩn bị lên da, nhớ dùng băng gạc cố định lại rồi để qua đêm.
- Áp dụng hàng ngày, sau một thời gian sẽ thấy bệnh có tiến triển.
Cách chữa á sừng bằng cây vòi voi với rượu ngâm
- Lấy một nắm cây vòi voi rửa sạch rồi bỏ vào hũ.
- Đổ rượu ngập phần cây vòi vòi rồi để yên trong khoảng 10 ngày.
- Dùng rượu vòi voi thoa lên vùng da bị á sừng mỗi ngày 1 lần
Kiên trì áp dụng các cách dùng cây vòi voi sẽ giúp các triệu chứng của bệnh á sừng có những chuyển biến tích cực.
2
Cách chữa á sừng bằng lá trầu không
Hình ảnh lá trầu luôn được gắn liền với quả cau như một nét văn hóa đặc trưng của người dân Việt. Tuy nhiên không đơn thuần chỉ dùng để ăn, lá trầu còn có tác dụng khắc phục nhiều vấn đề ngoài da, đặc biệt là bệnh á sừng.
Cách chữa á sừng bằng lá trầu không phổ biến
Để cải thiện các triệu chứng của bệnh á sừng, dân gian có rất nhiều cách áp dụng lá trầu không khác nhau. Dưới đây là 1 số cách phổ biến nhất:
Uống nước lá trầu không chữa bệnh á sừng
- Nguyên liệu: 10 lá trầu không bánh tẻ
- Cách thực hiện:
- Rửa sạch lá trầu bằng nước muối pha loãng để loại bỏ sạch tạp chất và hóa chất nếu có. Vớt ra để ráo nước
- Xắt nhỏ lá trầu và đem nấu sôi kỹ trong 10 phút
- Chắt nước uống mỗi ngày 1 – 2 lần. Phần nước dư có thể tận dụng làm nước rửa vùng da bị bệnh để sát trùng, giảm ngứa da.
Cách chữa á sừng bằng lá trầu không dạng ngâm rửa
- Nguyên liệu: 1 nắm lá trầu không
- Cách thực hiện:
- Lá trầu bạn cũng đem rửa sạch, ngâm với nước muối 15 phút
- Vò nhẹ lá trầu cho hơi dập rồi cho vào nồi nấu cùng với 2 lít nước
- Khi nước trong nồi sôi, vặn nhỏ lửa để thêm 10 phút nữa cho các hoạt chất trong lá trầu tiết hết ra nước
- Để nước nguội, gạn một ít nước để uống. Phần còn lại pha loãng với nước sạch để tắm.
- Trong quá trình tắm, nên lấy xác lá chà nhẹ lên da để kích thích các mảng da sừng hóa bị bong tróc ra ngoài.
- Nếu bạn bị á sừng ở da đầu thì dùng nước này gội đầu
- Thực hiện mẹo chữa á sừng bằng lá trầu không theo cách này 2 lần/ ngày.
Cách chữa bệnh á sừng tại nhà bằng thuốc đắp từ lá trầu không
- Nguyên liệu: Lá trầu không tươi, số lượng tùy theo diện tích da bị ảnh hưởng
- Cách thực hiện:
- Sau khi rửa sạch lá trầu không, bạn cắt nhỏ và cho vào cối giã nát
- Đắp lá trầu trực tiếp lên khu vực cần điều trị
- Dùng gạc y tế băng kín lại để lá trầu không bị rớt ra ngoài
- Giữ khoảng 30 phút rồi rửa sạch da với nước
- Thực hiện đều đặn mỗi ngày 1 lần để đẩy lùi các triệu chứng khó chịu của bệnh
3
Cách chữa á sừng bằng dầu dừa
Tinh chất dầu dừa có chứa các dưỡng chất, acid béo chưa no và vitamin E nhiều giúp chống lại quá trình oxy hóa tự nhiên, cấp ẩm cho da mềm hơn, giảm bong tróc nứt nẻ. Đồng thời khả năng diệt khuẩn tốt chống viêm nhiễm từ tinh dầu dừa cũng rất tốt. Có thể nói dùng dầu dừa chữa á sừng là một cách đơn giản giúp giảm nhanh các triệu chứng của bệnh và ngăn ngừa nhiễm trùng da. Khi dùng dầu dừa chữa á sừng có thể dùng theo 2 cách:
Cách 1: Dầu dừa nguyên chất
- Vệ sinh vùng da bị á sừng sạch sẽ với nước, loại bỏ bụi bẩn và tế bào da chết
- Dùng tinh dầu dừa nguyên chất thoa đều lên vùng da bị khô bong tróc do á sừng. Dùng 2 bàn tay xoa đều và massage nhẹ cho thấm tinh dầu dừa sâu vào da.
- Dùng tăm bông lăn trên bề mặt da để làm sạch dầu dừa dư thừa sau đó đi ngủ
- Sáng hôm sau dậy rửa sạch lại với nước, bạn sẽ thấy da mình mềm hơn hẳn.
- Lưu ý phải dùng trong một thời gian dài thì mới phát huy hết công dụng chữa bệnh á sừng của dầu dừa.
Cách 2: Dầu dừa kết hợp thành thuốc mỡ
- Lấy 50ml dầu dừa, 100g quả phi lao khô, 20g tóc rối và 10g kẽm oxit.
- Quả phi lao và tóc đem đốt thành than, nhưng canh sao cho không thành tro và nghiền thành bột. Trộn với bột kẽm oxit rồi rót dầu dừa vào hòa tan đều.
- Dùng hỗ hợp này bôi lên vùng da bị á sừng ngày 2-3 lần, dùng một thời gian sẽ giảm bệnh.
4
Cách chữa á sừng bằng lá lốt
Lá lốt có tác dụng tốt trong việc chống viêm nhiễm, chữa lành thương tổn ngoài da, chống phong hàn và chứa chất giảm đau rất tốt. Bên cạnh đó, có thể dùng lá lốt chữa bệnh á sừng nhằm giảm tổn thương ngoài da, làm mềm da. Khi dùng lá lốt chữa bệnh á sừng nên dùng theo cách:
Cách 1: Giã đắp
- Dùng lá lốt tươi rửa sạch, ráo nước rồi đem giã nát.
- Đắp lên vùng da bị á sừng và để khoảng 30 phút rồi rửa lại với nước.
- Dùng thêm kem dưỡng ẩm để phát huy tác dụng tốt.
Cách 2: Sắc uống
- Lấy khoảng 100g lá lốt khô, đem rửa sạch và cho vào nồi chế thêm 1,2 lít nước và sắc nhỏ lửa
- Sắc còn khoảng 600ml thì tắt bếp chia đều uống trong ngày.
- Kết hợp bài thuốc sắc + đắp và bôi kem dưỡng ẩm đều đặn sẽ giảm bệnh á sừng rất hiệu quả.
5
Cách chữa bệnh á sừng bằng rau răm và sài đất
Bài thuốc chữa bệnh á sừng từ rau răm và sài đất thường được sử dụng nhiều để làm giảm nhanh các triệu chứng đau rát, chảy máu, vết thương nhanh lành hơn. Người bị bệnh á sừng có thể học hỏi cách điều trị bệnh á sừng bằng rau răm đơn giản như sau:
- Nguyên liệu chuẩn bị: Chuẩn bị khoảng 50g lá và thân non rau răm, 50g cây sài đất tươi.
- Cách dùng: Làm sạch 2 nguyên liệu đã chuẩn bị trên rồi đem ngâm qua với nước muối pha loãng để loại bỏ vi khuẩn hay ký sinh trùng bám trên rau. Tiếp theo là vò nát rau răm và cây sài đất rồi cho vào nồi, thêm 1,5 lít nước vào đun sôi nhỏ lửa. Để nước sôi khoảng 10 phút thì tắt bếp. Đợi nước nguội bớt thì dùng nước này để ngâm rửa vết thương bị á sừng.
Mỗi ngày thực hiện cách này một lần cũng có thể giúp cho tình trạng á sừng giảm thiểu một cách đáng kể.
6
Cách chữa bệnh á sừng bằng cây đinh lăng và lá huyết dụ
Đông y cho rằng, đinh lăng có vị ngọt, hơi nhẫn, tính mát có tác dụng giải độc, tiêu viêm, tăng khả năng làm lành vết thương, chống nhiễm khuẩn, tăng cường sức đề kháng giúp khỏi bệnh nhanh hơn. Kết hợp với huyết dụ có vị nhạt, tính mát, tác dụng bồi bổ khí huyết, cầm máu, tan máu, giảm đau, thổ huyết ra máu, tiểu tiện ra máu. Nhờ công dụng tuyệt vời khi phối hợp 2 vị thuốc dân gian này với nhau đã hình thành nên bài thuốc chữa á sừng hiệu quả. Đồng thời làm giảm triệu chứng á sừng như đau nhức, khô da, nứt nẻ, chảy máu…
- Chuẩn bị: Lấy khoảng 50g lá đinh lăng, 40g lá huyết dụ đã khô.
- Thực hiện: Rửa sạch các nguyên liệu đã chuẩn bị trên và đem đun với 1.3 lít nước. Khi nước bắt đầu sôi thì vặn lửa nhỏ để cho các vị thuốc chiết xuất ra ngoài nước. Nấu cho đến khi nước cạn khoảng 250ml thì chắt ra uống. Chia thuốc thành 3 lần uống và sử dụng sau bữa ăn.
7
Mẹo chữa á sừng bằng cây ngải dại
Á sừng là một bệnh lý viêm da cơ địa mãn tính có biểu hiện đặc trưng là tình trạng da khô, bong tróc và nứt nẻ. Bệnh á sừng hay tái phát và rất khó điều trị dứt điểm, gây nhiều trở ngại đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Chữa á sừng bằng cây ngải dại vốn xuất phát từ kinh nghiệm chữa bệnh trong y học dân gian. Ngày nay, mẹo chữa bệnh này vẫn còn được nhiều người tin tưởng và áp dụng.
Sở dĩ ngải dại được dùng chữa bệnh á sừng là bởi vì trong thành phần của cây ngải dại có chứa các chất kháng khuẩn, kháng viêm giúp chữa lành những tổn thương ngoài da gặp trong bệnh lý á sừng và một số bệnh lý ngoài da khác.
- Đi hái một nắm lá ngải dại, đem rửa thật sạch và để trong rổ thưa cho ráo nước.
- Sau đó, để lá ngải vào nồi nước và đun sôi trong khoảng tầm 15 phút, khi thấy nước sôi thì cho thêm một chút muối.
- Đợi cho khi nước nguội bớt khi còn âm ấm thì dùng nước này ngâm vùng da bị bệnh á sừng. Mỗi lần ngâm như vậy khoảng 30 phút.
8
chữa á sừng bằng tỏi
Á sừng là một bệnh ngoài da khá phổ biến ở người trưởng thành. Theo thống kê của một bệnh viện danh tiếng ở bang Texas (Hoa Kỳ) thì có khoảng 12% người trên 20 tuổi bị á sừng. Bệnh diễn ra khi lớp sừng trên da bị chuyển hóa dang dở khiến các tế bào da còn nhân và nguyên sinh chưa hết, tạo thành sừng. Á sừng tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây ra rất nhiều phiền toái cho người bệnh, cả về thể xác lẫn tinh thần. Cũng chính vì vậy mà y học cổ truyền lẫn y học hiện đại đã nghiên cứu và tìm ra nhiều phương pháp có thể điều trị được bệnh á sừng. Một trong những cách đó là mẹo chữa á sừng từ tỏi được rất nhiều người áp dụng và đánh giá cao.
Các nghiên cứu đã chứng minh trong tỏi chứa hoạt chất Diallyl salfide, S-allymercaptocysteine và Ajoene có khả năng kháng sinh, kháng khuẩn, kháng viêm cực kỳ cao. Chính vì vậy mà tỏi được dùng để trị các bệnh về sưng viêm như đau răng, nổi mụn v.v…và giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh ung thư, huyết áp cao, mỡ trong máu. Ngoài ra, hàm lượng Selen và Vitamin C có trong tỏi sẽ giúp tăng cường sức đề kháng, giúp da có hệ miễn dịch tốt hơn. Riêng với bệnh á sừng, các chất kháng viêm có trong thành phần tỏi sẽ có tác dụng ức chế chất lipoxygenase. Từ đó chống viêm nhiễm, hạn chế tình trạng nhiễm trùng và làm giảm các triệu chứng của bệnh á sừng rất hiệu quả.
Mẹo chữa á sừng bằng tỏi cực hiệu quả
Cũng như các loại nguyên liệu từ thiên nhiên khác, muốn phát huy hết công dụng trị á sừng của tỏi, chúng ta cần phải biết cách thực hiện. Dưới đây là những công thức giúp bạn “đánh bay” á sừng bằng tỏi vô cùng đơn giản.
Đắp tỏi tươi trị á sừng: Những củ tỏi treo trên gian bếp lại trở thành nguyên liệu chính để giảm sưng viêm do bệnh á sừng mang lại. Cách thực hiện chỉ tốt một chút thời gian và bất cứ ai trong chúng ta cũng có thể làm được.
- Nguyên liệu cần chuẩn bị: 1 củ tỏi tươi (loại nhiều tép)
- Các bước thực hiện:
- Rửa sạch, cắt rễ và bóc vỏ tỏi.
- Cho tỏi vào cối giã với một ít nước ấm.
- Bọc tỏi đã giã vào vải mùng và đắp lên vùng da bị á sừng.
- Chấm chấm liên tục trong khoảng 5-7 phút, sau đó rửa sạch lại với nước mát.
- Mỗi tuần đắp tỏi tươi 3-4 lần, da bị á sừng sẽ bớt bong tróc và nứt nẻ.
Ở ngày đầu đắp, người bệnh sẽ cảm thấy khá rát khi chấm tỏi lên da (vì tỏi có acid khá cao), vài lần sau sẽ không còn thấy rát nữa. Thay vào đó là cảm giác đỡ ngứa rất dễ chịu.
Chữa á sừng bằng tinh dầu tỏi: Đây là cách phù hợp nhất đối với những ai có quỹ thời gian hạn hẹp. Chỉ cần bỏ ra 30 phút mỗi tuần cùng với tinh dầu tỏi, á sừng sẽ không còn là nỗi lo của bạn nữa. Bạn có thể tìm mua tinh dầu tỏi ở các cữa hàng dược mỹ phẩm. Tinh dầu tỏi được chiết xuất hoàn toàn từ tỏi cùng các hoạt chất hỗ trợ nên có hoạt chất sát khuẩn và chống viêm đáng kể.
- Các bước thực hiện:
- Vệ sinh vùng da bị á sừng thật sạch với nước ấm, lau khô.
- Dùng tăm bông thấm tinh dầu tỏi và chấm lên da. Vừa chấm vừa ấn nhẹ để tinh dầu thấm sau vào trong da.
- Mỗi ngày thoa 1-2 lần, tốt nhất là vào buổi sáng sau khi thức dậy và trước khi đi ngủ.
- Đối với buổi sáng, sau khi chấm tinh dầu được 30 phút, bạn phải rửa lại với nước ấm. Còn buổi tối thì không cần rửa lại.Bên cạnh việc đắp nước tỏi và dùng tinh dầu tỏi để trị á sừng, bạn cũng có thể bổ sung tỏi vào khẩu phần ăn hằng ngày. Tỏi sẽ giúp bữa ăn của bạn ngon miệng hơn, hỗ trợ tiêu hóa và hỗ trợ điều trị bệnh á sừng.
Trong thời gian điều trị bệnh bằng tỏi, bệnh nhân tránh tiếp xúc với bùn đất, nước bẩn cũng như các loại hóa chất. Bôi kem dưỡng da thường xuyên và đúng cách cũng sẽ khiến cho bệnh á sừng thuyên giảm.
9
Chữa bệnh sừng bằng cây lược vàng
Cây lược vàng hay dân gian thường gọi tên khác là cây lan vòi hay đại lan vòi. Loài cây này có tên khoa học là callisia frangrans, là một loại cây thảo dược sống lâu năm ở vùng nhiệt đới. Một số nghiên cứu khoa học cho thấy rằng, trong cây lược vàng có chứa các lipit béo, axit béo, axit hữu cơ, các vitamin B2, BB và các nguyên tố vi lượng như sắt, đồng, crom có công dụng chữa lành vết thương, giảm đau ngứa và trị một số bệnh viêm phế quản, đau xương khớp, cảm cúm, vôi hóa cột sống, u xơ tuyến tiền liệt…Mặt khác, các nhà khoa học còn phát hiện, trong thành phần của cây lược vàng có chứa các sắc tố flavonoid, steroid, vitamin C, quercetin và chất chống oxy hóa. Những chất này có khả năng chống nhiễm khuẩn, giảm hiện tượng đau ngứa, làm lành vết thương và khắc phục tình trạng khô da, giúp cải thiện và phục hồi các triệu chứng của bệnh á sừng gây ra.
Kinh nghiệm chữa bệnh á sừng bằng cây lược vàng
Dựa trên những công dụng hữu hiệu mà cây lược vàng đã mang lại. Dân gian ta đã tìm ra các cách chữa bệnh á sừng bằng cây lược vàng, được nhiều người dân áp dụng và đã thành công. Điều đặc biệt là việc chữa bệnh á sừng bằng cây lược vàng khá an toàn, không gây tác dụng phụ như thuốc Tây y. Do đó, người bệnh có thể an tâm sử dụng. Nhân dân đã dùng cây lược vàng để chữa bệnh á sừng bằng các cách như sau:
Cách 1: Nấu nước uống:
Đây là cách làm khá đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị khoảng 5 – 6 lá cây lược vàng còn tươi, sau đó thực hiện theo các bước sau đây:
- Đầu tiên, đem rửa sạch lá cây lược vàng rồi cho vào nồi nước.
- Nấu sôi với lửa nhỏ và dùng khi nước còn ấm.
- Dùng nước của cây lược vàng để uống mỗi ngày 3 lần và uống trước khi ăn 30 phút.
Cách 2: Cây lược vàng ngâm rượu
Với cách này bạn nên chuẩn bị: Thân (12 đốt mắc) hoặc cũng có thể dùng phần vòi của cây lược vàng. Rượu trắng lượng vừa đủ.
Hướng dẫn cách làm:
- Cắt nhỏ phần thân hoặc vòi cây lược vàng đã chuẩn bị rồi để vào một bình thủy tinh có nắp đậy.
- Đổ rượu trắng vào và ngâm trong khoảng 10 ngay là đủ. Trong khi ngâm, nên để bình tại nơi khô ráo va để trong bóng tối.
- Sau thời gian ngâm, lấy ra và sử dụng. Một ít dùng để xoa bóp ngoài da tại vùng da bị bệnh á sừng.
- Xoa bóp kết hợp với uống mỗi ngày 1 – 2 lần, mỗi lần 1 chén nhỏ và uống trước bữa ăn 30 phút.
Cách 3: Dùng bã cây lược vàng
- Chuẩn bị 5 – 6 lá lược vàng tươi, rửa sạch rồi giã nát số lá này.
- Dùng bã của lá cây dược vàng đắp lên vết thương gây ra do bệnh á sừng.
Với cách làm này, bạn hãy thực hiện mỗi ngày để có kết quả tốt nhất trong việc điều trị bệnh á sừng. Trong quá trình chữa bệnh á sừng bằng cây lược vàng, người bệnh cũng nên lưu ý các vấn đề trong sinh hoạt để giúp làm giảm bớt sự tiến triển của căn bệnh như việc giữ gìn sạch sẽ vùng da bị tổn thương, chế độ ăn uống có lợi cho việc điều trị bệnh á sừng hay giờ giấc nghỉ ngơi, tâm lý của người bệnh.
Những người mắc bệnh á sừng cần được chăm sóc đúng cách để nhanh chóng khôi phục tổn thương do á sừng gây ra. Bên cạnh những phương pháp điều trị được gợi ý trên, cần có sự cải thiện chế độ ăn uống, nghỉ ngơi để tăng cường sức đề kháng và sản sinh tế bào mới.
cách chữa bệnhá sừngtại nhàhiệu quả nhất
Trên đây là tất cả những gì có trong Top 9 cách chữa bệnh á sừng tại nhà hiệu quả nhất mà chúng tôi muốn chia sẻ với các bạn. Bạn ấn tượng với điều gì nhất trong số đó? Liệu chúng tôi có bỏ sót điều gì nữa không? Nếu bạn có ý kiến về Top 9 cách chữa bệnh á sừng tại nhà hiệu quả nhất, hãy cho chúng tôi biết ở phần bình luận bên dưới. Hoặc nếu thấy bài viết này hay và bổ ích, xin đừng quên chia sẻ nó đến những người khác.
Bạn cần đưa danh sách của mình lên tngayvox.com? Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ đăng bài viết!
Để lại một bình luận