Văn khấn cúng ngày rằm hàng tháng đúng chuẩn nhất theo phong tục người Việt: vào các ngày rằm 15 âm lịch hàng tháng mỗi người dân gia đình việt nam đều cúng gia tiên, cúng ông bà tổ tiên tiên nên một bài văn khấn, một bài cúng đúng chuẩn sẽ như lời kêu gọi ông bà phù hộ con cháu, hay như một bài văn khấn ngoài trời để xin bình an gia đình
+ Văn khấn cúng ngày rằm hàng tháng năm 2020…
Văn khấn cúng ngày rằm hàng tháng đúng chuẩn nhất theo phong tục người Việt: vào các ngày rằm 15 âm lịch hàng tháng mỗi người dân gia đình việt nam đều cúng gia tiên, cúng ông bà tổ tiên tiên nên một bài văn khấn, một bài cúng đúng chuẩn sẽ như lời kêu gọi ông bà phù hộ con cháu, hay như một bài văn khấn ngoài trời để xin bình an gia đình
+ Văn khấn cúng ngày rằm hàng tháng năm 2020 vào giờ nào tốt?
Cúng rằm ngày nào, giờ nào cho tốt? là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Theo quan niệm dân gian thì ngày rằm hàng tháng (có nghĩa là ngày 15 âm lịch) chính là lúc mặt trời, mặt trăng nhìn rõ, soi chiếu vào tâm hồn của mọi người. Khi đó thì con người trở nên trong sạch, sáng suốt hơn. Và có được điều này đều là nhờ vào sự bao bọc, chở che của các vị thần và bề trên. Do đó, vào dịp 15 âm lịch hàng tháng chính là dịp để gia chủ làm mâm cúng rằm để có thể báo đáp ông ơn và tưởng nhớ tới tổ tiên.
Mọi người cho rằng nên cúng rằm vào ngày 15 âm lịch. Nhưng trên thực tế thì việc cúng rằm hàng tháng có thể thực hiện vào chiều ngày 14 cũng được, không nhất thiết là ngày 15 âm lịch. Ngoài ngày 14, 15 âm lịch thì cúng vào các ngày khác đều không thiêng.
Nếu như gia chủ bận việc vào ngày 15 âm lịch thì có thể cúng rằm vào ngày 14 âm lịch. Hoặc gia chủ có thể sửa soạn đồ cúng mời vị thần và tổ tiên về dùng bữa vào sáng hoặc chiều ngày 15 âm lịch.
Còn đối với giờ cúng ngày rằm, theo quan niệm, tổ tiên và vị thần thường dùng bữa sớm nên theo quan niệm của người miền Bắc, cần chuẩn bị lễ cúng rằm trước 18h – 19h tối để cúng dù là ngày 14 hoặc là ngày 15 âm. Nếu như cúng vào buổi sáng của ngày 15 âm thì gia chủ nên chuẩn bị lễ cúng xong trước 9h – 10h.
Theo thông lệ thì cúng rằm sẽ cúng trước bàn thờ thần linh và tổ tiên. Mâm cúng rằm, vật dúng đặt ở dưới bàn thờ và chuẩn bị văn khấn trước khi cúng để đọc văn khấn rằm khi cúng không làm mất lòng thần linh và tổ tiên.
+ Văn khấn cúng ngày rằm hàng tháng đúng chuẩn nhất theo phong tục người Việt
Theo tục lệ thì người dân Việt Nam đều cúng ngày ngày Rằm 15 âm lịch hàng tháng. Do đó, cứ đến ngày Rằm hàng tháng thì mọi gia đình Việt đều thắp hương, gửi đi những lời cầu xin đến tiên tổ.
Với một ngày tâm linh như thế này thì nhiều gia đình thường băn khoăn không biết bài văn khấn cúng ngày Rằm nào chính xác để không bị phạm phải những điều cấm kỵ và giúp truyền đạt được lời cầu nguyện của họ đến người thân đã khuất.
Bài Văn Khấn Gia Tiên Ngày Rằm
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Chất béo trong vùng bụng sẽ biến mất trong 3 ngày!
– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật.
– Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, Ngũ phương Ngũ thổ, Phúc đức chính Thần.
– Con kính lạy các ngài Thần linh cai quản trong xứ này.
– Các cụ Cao Tằng Tổ khảo, Cao Tằng Tổ tỷ
– Thúc bá đệ huynh và các hương linh nội, ngoại.
Hôm nay là ngày …….. tháng ….. năm …………..
Tín chủ con là ………………………………………….. ….
Ngụ tại ………………………………………….. ……. cùng toàn gia quyến.
Thành tâm sửa biện hương hoa, lễ vật, trà quả và các thứ cúng dâng, bày lên trước án.
Chúng con thành tâm kính mời:
– Các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này.
– Hương hồn Gia tiên nội, ngoại
Cúi xin các Ngài thương xót tín chủ
Giáng lâm trước án. Chứng giám lòng thành. Thụ hưởng lễ vật
Phù trì tín chủ chúng con:
Toàn gia an lạc, mọi việc hanh thông
Người người được chữ bình an,
Tám tiết vinh khang thịnh vượng,
Lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang
Sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.
Cẩn cáo!
Bài Văn Khấn Thần Tài Ngày Rằm
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.
– Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy ngày Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
– Con kính lạy Thần tài vị tiền.
– Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.
Tín chủ con là…… Ngụ tại………
Hôm nay là ngày… tháng… năm…
Tôi chủ thành sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bầy ra trước án kính mời ngài Thần Tài tiền vị.
Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Bài Văn Khấn Thổ Công Ngày Rằm 15 Âm Lịch
Nam mô A Di Đà Phật !
Nam mô A Di Đà Phật !
Nam mô A Di Đà Phật !
(3 lạy)
– Con lạy chín phương Trời, mười Phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
– Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy ngài Đông Thần Quân
– Con kính lạy ngài Bản gia thổ địa Long Mạch
– Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức Tôn thần
– Con kính lạy ngài tiền hậu địa chủ tài thần
– Con kính lạy các Tôn thần cai quản trong khu vực này.
Tín chủ (chúng) con là: ……………………………
Ngụ tại: ………………………………
Hôm nay là ngày … tháng … năm … tín chủ con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật, kim ngân trà quả đốt nén hương thơm dâng lên trước án. Chúng con thành tâm kính mời: Ngài Kim Niên đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ Địa. Long Mạch Tôn thần, các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Phúc đức chính thần, các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này. Cúi xin các Ngài nghe thấu lời mời thương xót thương tín chủ giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc công việc hanh thông. Người người được bình an, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật !
Nam mô A Di Đà Phật !
Nam mô A Di Đà Phật !
(3 lạy)
Nam mô A Di Đà Phật !
Nam mô A Di Đà Phật !
Nam mô A Di Đà Phật !
(3 lạy)
+ Văn khấn cúng ngoài trời 15 âm hàng tháng
Theo phong tục lâu đời, nhân dân ta đều ngoài trời hàng tháng. Đây là phong tục không nhà nào là không cúng. Cùng tìm hiểu về văn khấn ngoài trời hàng tháng.
Cúng ngoài trời hàng tháng vào ngày rằm và ngày mùng 1 hàng tháng là phong tục truyền thống của Việt Nam đã có từ rất lâu đời. Tập tục này cũng là một nét văn hóa thờ cũng tín ngưỡng mà được người dân rất coi trọng. Vào ngày rằm và mùng 1 mọi người sẽ thắp hương để cúng khấn cầu xin thánh thần sẽ phù hộ cho các thành viên trong gia đình có cuộc sống yên bình, hạnh phúc.
Việc khấn như thế nào để đầy đủ như truyền thống văn khấn ngoài trời hàng tháng thực chất là bài văn khấn cúng chúng thiên ngoài trời, có nội dung như sau, bạn hãy đọc bài cúng dưới đây:
Văn khấn chung thiên ngoài trời
– Kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Tín chủ chúng con đây là …………………………….Tuổi………………….
Hiện cư ngụ tại…………………………………………………………………
Hôm naym là ngày………. tháng…………năm…………………
Tín chủ con xin thành tâm sắm lễ gồm hương hoa trà quả và đốt nén tâm hương dâng lên trước án thành tâm kính mời: Đức Hoàng thiên hậu Thổ cùng Chư vị Tôn Thần.
Tiền Chủ thương xót tín chủ giáng lâm trước án và chứng giám lòng thành mà thụ hưởng lễ vật và phù trì tín chủ chúng con được toàn gia an ninh khang thái, vạn sự tốt lành. Chúng con lễ bạc tâm thành trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
+ Đồ Cúng Rằm Gồm Những Gì?
Cúng rằm bao gồm các lễ vật như:
* Cúng lễ chay:
+ Hương
+ Hoa
+ Trầu cau
+ Rượu trắng
+ Nước trắng
+ Quả, bánh kẹo: Tùy lễ vật, có thể là chuối, táo, dưa hấu, hộp bánh.
+ Vàng mã: Các bạn có thể ra các cửa hàng bán vàng mã để hỏi mua vì người ta có bán theo combo, nhớ là nói mình cúng rằm gia tiên hay thần tài ông địa
* Cúng lễ mặn:
+ Hương
+ Hoa
+ Trầu cau
+ Rượu trắng
+ Nước trắng
+ Thịt luộc: Thịt gà, thịt lợn, …
+ Các món mặn khác.
+ Vàng mã
Trên đây chính là những bài khấn cúng ngày Rằm 15 âm lịch hàng tháng, hi vọng bạn sẽ tìm được bài văn khấn phù hợp nhất, truyền đạt lòng thành và lời cầu nguyện đến người thân đã khuất, Thổ Công, ông Thần Tài vào ngày 15 âm lịch hàng tháng.
+ Tại sao phải cúng ngày rằm 15 âm lịch hàng tháng
“Việc chúng ta thắp hương vào các ngày mồng một (ngày Sóc) và rằm (ngày Vọng) là theo thói quen chứ không phải phạm vào điều gì cấm kỵ mang yếu tố tâm linh…”, thầy Nguyễn Xuân Điều chia sẻ.
PV: Theo truyền thống, cứ đến các ngày tuần (mồng một) hay rằm (15 âm lịch) hàng tháng, người dân lại đi sắm lễ để thắp hương tổ tiên. Người ta cũng rất kỵ làm những việc đại sự vào hai ngày này, vì dường như nó có một điều cấm kỵ gì đó mang yếu tố tâm linh. Thầy có thể lý giải điều này được không?
– Thầy Nguyễn Xuân Điều: Có ý kiến cũng cho rằng, hai ngày đó là ngày của Phật nên phải thắp hương nhưng thực tế không đúng như vậy. Việc chúng ta thắp hương vào các ngày mồng một (ngày Sóc) và rằm (ngày Vọng) là theo thói quen chứ không phải do điều gì cấm kỵ mang yếu tố tâm linh. Thực ra lý do rất đơn giản, nằm ở lĩnh vực khoa học thiên văn.
Vào ngày Sóc và ngày Vọng, vị trí tương đối giữa mặt trời, mặt trăng và trái đất cùng nằm trên một đường thẳng. Khi đó, nó tạo ra một xung năng lượng rất đặc biệt tác động vào con người nên thường hay gây ra biến cố như tai nạn, bệnh tật…
Chính vì chưa hiểu về tự nhiên nên người thời xưa cứ đến hai ngày này là rất sợ hãi, phải lễ bái để cầu cho tai qua nạn khỏi. Nhưng ngày nay, vật lý thiên văn phát triển, xã hội tiến bộ, chúng ta hiểu rằng đó là những lực tương tác của các hành tinh lên cơ thể con người nơi có cấu trúc tế bào chiếm 70 – 80% là nước (giống như thủy triều ở trái đất sinh ra là do sức hút của mặt trăng) thì câu trả lời lại rất đơn giản. Vào hai ngày ấy, chúng ta nên thận trọng hơn trong công việc cũng như trong sinh hoạt.
Giỗ chạp, lễ Tết là một dịp quan trọng để chúng ta nhớ về ông bà tổ tiên, cũng là dịp để những người thân trong gia đình sum họp, quây quần bên nhau, trao đổi, đánh giá thành quả và kinh nghiệm của một năm phấn đấu học tập, lao động. Nhưng điều mà tổ tiên ta chắc chắn mong muốn nhất là con cháu được hoà thuận, hạnh phúc, thành đạt chứ không phải sấp sấp ngửa ngửa, mệt mỏi, tốn kém với mâm cao cỗ đầy bày ra, dâng lên.
Tags: văn khấn gia tiên ngày rằm, văn khấn ngoài trời ngày rằm, văn khấn thần tài ngày rằm, văn khấn 15 hàng tháng, văn cúng ngày rằm hàng tháng, văn cúng 15 âm lịch
Các tìm kiếm liên quan đến Văn khấn cúng ngày rằm
- văn khấn gia tiên ngày rằm
- văn khấn thần tài ngày rằm
- văn khấn ngoài trời ngày rằm
- văn khấn mùng 1 tại nhà
- văn khấn ngày thường
- văn khấn ngoài trời ngày mùng 1
- văn khấn nôm truyền thống
- văn khấn ngoài trời hàng tháng
Trên đây là tất cả những gì có trong Văn khấn cúng ngày rằm hàng tháng (15 âm) năm 2020 đúng chuẩn nhất mà chúng tôi muốn chia sẻ với các bạn. Bạn ấn tượng với điều gì nhất trong số đó? Liệu chúng tôi có bỏ sót điều gì nữa không? Nếu bạn có ý kiến về Văn khấn cúng ngày rằm hàng tháng (15 âm) năm 2020 đúng chuẩn nhất, hãy cho chúng tôi biết ở phần bình luận bên dưới. Hoặc nếu thấy bài viết này hay và bổ ích, xin đừng quên chia sẻ nó đến những người khác.
Bạn cần đưa danh sách của mình lên tngayvox.com? Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ đăng bài viết!
Trả lời