Lợi nhuận thuần là gì? Tại sao cần xác định lợi nhuận thuần?
Các nhà quản lý, CEO của doanh nghiệp luôn chú trọng đến lợi nhuận thuần. Hay nói cách khác nó chính là công cụ để họ đưa ra những chiến lược, định hướng phù hợp cho tương lai. Vậy ý nghĩa của lợi nhuận thuần là gì? Nó ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động sản xuất, kinh doanh? Mời bạn cùng mTrend Việt Nam tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Dàn ý bài viết
Lợi nhuận thuần là gì?
Lợi nhuận thuần là khoản thu nhận được từ hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp. Đây là chỉ tiêu thể hiện sự chênh lệch của doanh thu trong các kỳ tính thuế sau khi đã trừ tổng chi phí phát sinh liên quan, bao gồm giá thành sản phẩm, hàng hóa tiêu thụ.
Lợi nhuận thuần là con số phản ánh kết quả của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đây cũng chính là lợi ích mà mọi đơn vị đều hướng tới.
Công thức xác định lợi nhuận thuần
Từ định nghĩa lợi nhuận thuần là gì, chúng ta rút ra được 2 công thức. Tùy vào các chỉ số của đơn vị, loại hình kinh doanh mà nhà quản lý có thể áp dụng linh hoạt:
Lợi nhuận thuần = Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán + (Doanh thu hoạt động tài chính – Chi phí tài chính) – (Chi phí bán hàng + Chi phí quản lý)
Lợi nhuận thuần = Doanh thu thuần – Giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ trong kỳ
Trong đó:
- Doanh thu thuần: Khoản chênh lệch giữa doanh thu nhận được từ hoạt động bán hàng, cung cấp dịch vụ và các chi phí bao gồm giảm giá hàng bán, hàng bán trả lại, chiết khấu thương mại và thuế.
- Giá vốn hàng bán: Toàn bộ chi phí dùng để tạo ra sản phẩm, bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công, vận chuyển.
- Doanh thu hoạt động tài chính: Thu nhập nhận được từ hoạt động tài chính như tiền lãi cho vay, lãi cho thuê tài chính, tiền bản quyền, lợi tức cổ phần, lợi nhuận được chia từ hoạt động liên kết kinh doanh…
- Chi phí tài chính: Các khoản chi phí dành cho hoạt động tài chính.
>> Xem thêm: Tỷ suất lợi nhuận là gì? Ý nghĩa đối với doanh nghiệp
Xem thêm: Lãi suất kép là gì? Khám phá sức mạnh kỳ quan thứ 8 của thế giới
Tại sao cần xác định lợi nhuận thuần?
Khi hoạt động trong lĩnh vực tài chính – kế toán hay kinh doanh, bạn thường xuyên nghe đến thuật ngữ “lợi nhuận thuần”. Vậy ý nghĩa của lợi nhuận thuần là gì? Tại sao cần quan tâm đến chỉ số này?
Đánh giá mức độ sinh lời của doanh nghiệp
Lợi nhuận thuần là công cụ dùng để đo lường lợi nhuận chiếm tr lệ bao nhiêu trong tổng doanh thu của doanh nghiệp. Hay nói cách khác, đây chính là nó phản ánh khả năng sinh lời từ hoạt động của kinh doanh.
Thông qua chỉ tiêu này, nhà quản lý, các nhà đâu có thể đánh giá được liệu doanh nghiệp có đang hoạt động hiệu quả hay không. Từ đó đưa ra quyết định tiếp tục đầu tư hoặc dừng lại.
>> Xem thêm: Kinh doanh gì ít vốn lợi nhuận cao và an toàn?
Tiền đề cho các phương án kinh doanh hiệu quả
Lợi nhuận thuần được sử dụng như một phương tiện tất yếu để nắm rõ tình trạng lãi lỗ. Thông qua các số liệu về báo cáo lợi nhuận thuần, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh, các nhà quản lý tìm ra các vấn đề tiêu cực như doanh thu giảm, trải nghiệm khách hàng kém, quản lý không hiệu quả, chăm sóc khách hàng không chu đáo… Từ đó đưa ra giải pháp, phương hướng để khắc phục.
Lợi nhuận thuần là gì? Bạn cần hiểu rằng để có lợi nhuận thuần cần cần có sự kết hợp của nhiều yếu tố, từ đội ngũ nhân lực, quản lý chặt chẽ, giá trị sản phẩm cho đến phương hướng tiếp cận khách hàng… Và để làm được điều này, nhà quản lý cần phải có một cái nhìn rộng, nhanh nhạy để đưa ra quyết định chính xác nhằm thúc đẩy, nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Trên đây là tất cả những gì có trong Lợi nhuận thuần là gì? Tại sao cần xác định lợi nhuận thuần? mà chúng tôi muốn chia sẻ với các bạn. Bạn ấn tượng với điều gì nhất trong số đó? Liệu chúng tôi có bỏ sót điều gì nữa không? Nếu bạn có ý kiến về Lợi nhuận thuần là gì? Tại sao cần xác định lợi nhuận thuần?, hãy cho chúng tôi biết ở phần bình luận bên dưới. Hoặc nếu thấy bài viết này hay và bổ ích, xin đừng quên chia sẻ nó đến những người khác.
Bạn cần đưa danh sách của mình lên tngayvox.com? Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ đăng bài viết!
Để lại một bình luận