Địa chỉ tiêm chủng tại Hà Nội ở đâu tốt? giá tiêm phòng ở Hà Nội bao nhiêu?: sau khi chào đời, trẻ sơ sinh cần được tiêm rất nhiều mũi vacxin, tuy nhiên để có một địa điểm tiêm phòng, tiêm chủng tại TP Hà Nội uy tín, tốt, thuốc chuẩn, nguồn chính hãng luôn là câu hỏi đau đầu cho các mẹ. Baotuoitre.net tư vấn bạn đọc một số địa chỉ tiêm phòng tại Hà Nội an toàn nhé
# Trước…
Địa chỉ tiêm chủng tại Hà Nội ở đâu tốt? giá tiêm phòng ở Hà Nội bao nhiêu?: sau khi chào đời, trẻ sơ sinh cần được tiêm rất nhiều mũi vacxin, tuy nhiên để có một địa điểm tiêm phòng, tiêm chủng tại TP Hà Nội uy tín, tốt, thuốc chuẩn, nguồn chính hãng luôn là câu hỏi đau đầu cho các mẹ. Baotuoitre.net tư vấn bạn đọc một số địa chỉ tiêm phòng tại Hà Nội an toàn nhé
# Trước khi tiêm chủng tại Hà Nội cần chuẩn bị gì?
Bố mẹ cần tránh cho trẻ ăn hoặc bú quá no, tuy nhiên cũng không nên vì vậy mà để trẻ đói bởi điều này có thể sẽ khiến trẻ bị hạ đường huyết sau khi tiêm.Để chăm sóc sức khỏe trẻ tốt hơn khi đi tiêm chủng các bà mẹ, người chăm trẻ cần lưu ý:
- Vệ sinh thân thể sạch sẽ cho trẻ để hạn chế tình trạng nhiễm trùng. Ngoài ra, mẹ hãy cho trẻ mặc trang phục đơn giản để giúp bác sĩ dễ thao tác hơn trong quá trình tiêm phòng.
- Mẹ cần mang theo đầy đủ hồ sơ, giấy tờ của trẻ, đặc biệt là sổ tiêm chủng trước đó.
- Trước khi tiêm phòng cho trẻ ở Hà Nội, ba mẹ đừng quên trao đổi với bác sĩ tình trạng sức khỏe của trẻ, có bị suy dinh dưỡng, có mắc bệnh cấp tính (như sốt, viêm phổi, viêm phế quản…), tiền sử bệnh tật, dị ứng với thuốc, hóa chất, thức ăn…
- Nếu ở những mũi tiêm trước trẻ có dấu hiệu dị ứng, sốt…, mẹ nên báo với bác sĩ để có phương án xử lý kịp thời trong tình huống khẩn cấp.
- Không để trẻ bị đói trước khi đi tiêm chủng ở Hà Nội. Cho trẻ ăn uống bình thường sau tiêm.
- Cần chủ động thông báo với cán bộ y tế về tình trạng sức khỏe của con mình như: đang ốm, sốt, sinh non, tiền sử dị ứng, có phản ứng mạnh với lần tiêm chủng trước và đề nghị được cán bộ y tế kiểm tra sức khỏe của con mình trước khi tiêm chủng. Hỏi cán bộ y tế loại vắc xin trẻ được tiêm.
————————————————————————————————
# Sau khi đi dịch vụ tiêm phòng cho trẻ ở TP Hà Nội cần lưu ý gì?
Sau khi trẻ tiêm chủng tại tp Hà Nội xong, mẹ không nên đưa trẻ về ngay mà cần ở lại theo dõi 15-30 phút để đề phòng việc trẻ bị sốc phản vệ. Nếu trẻ không có bất kỳ phản ứng nào, mẹ có thể đưa con về nhà nhưng vẫn cần theo dõi thêm.
Theo dõi xem trẻ có sốt không, biểu hiện bên ngoài da, cử chỉ, quấy khóc, bú mẹ có bình thường không, đi ngoài thế nào. Đặc biệt là với những trẻ tiêm lần đầu khi ở 2 tháng tuổi, tiêm mũi đầu tiên và tiêm vắc xin 5 trong 1.
Ở những trẻ cơ địa nhạy cảm, vết tiêm có thể bị sưng đỏ, nổi cục cứng nhưng mẹ không cần quá lo lắng, hiện tượng này sẽ tự biến mát sau 6 – 8 tiếng. Lúc này, mẹ cần chườm mát lên vết tiêm của trẻ (không chườm nóng) để giảm đau, cho trẻ uống nhiều nước, bú mẹ nhiều hơn, mặc đồ thoáng.
Sau 24 giờ tiếp theo, mẹ có thể chườm nóng để các vết sưng tấy mau biến mất, giúp da dễ trao đổi với môi trường bên ngoài và nhanh chóng phục hồi. Ngoài ra, hiện nay cũng có một số mẹ truyền tai nhau kinh nghiệm xát chanh hoặc đắp một lát khoai tây mỏng vào chỗ tiêm nhằm mục đích giảm đau, sưng tấy cho trẻ.
Tuy nhiên, cách làm này không được các chuyên gia y tế khuyến khích vì làn da của trẻ vô cùng nhạy cảm, làm vậy có thể tăng nguy cơ nhiễm khuẩn cho vết tiêm. Trường hợp trẻ sốt nhẹ, sốt 37-38 độ C, mẹ có thể dùng các biện pháp làm mát, hạ nhiệt, thuốc hạ sốt đặt hậu môn. Nếu sốt trên 38 độ thì dùng thuốc hạ sốt, tác dụng nhanh hơn.
Địa chỉ tiêm chủng tại Thanh Hóa
Địa chỉ tiêm chủng tại Đà Nẵng
————————————————————————————————
# Trường hợp không nên tiêm phòng cho trẻ tại TP Hà Nội?
Mỗi loại vắc xin chống chỉ định với từng nhóm trẻ khác nhau. Chẳng hạn với vắc xin phòng lao, những trẻ sinh non, cân nặng dưới 2,5 kg phải tạm thời lùi thời điểm tiêm. Vắc xin được tiêm trong tháng đầu tiên đến 2 tháng tuổi.
Do đó, trước khi đi tiêm phòng cho trẻ ở TP Hà Nội, mẹ cần tìm hiểu xem trẻ có thuộc đối tượng tiêm phòng hay không, đồng thời trao đổi với bác sĩ về tình hình hiện tại của trẻ.
Một số trường hợp khác trẻ cũng không nên tiêm phòng, đó là: trẻ đang mắc bệnh cấp tính, thường biểu hiện sốt cao, mệt mỏi, ho, sổ mũi, tiêu chảy; trẻ mắc bệnh liên quan đến dị ứng, miễn dịch,…
————————————————————————————————
# Liều lượng tiêm phòng cho bé trong mỗi lần các mẹ nên biết?
Hai loại bắc xin sống không nên tiêm gần nhau trong khoảng thời gian 4 tuần. Ngoài ra có thể tiêm chủng nhiều loại vắc xin khác nhau trong một lần tiêm. Vắc xin sống bao gồm vắc xin phòng các bệnh như lao, sởi, thủy đậu…
Việc tiêm nhiều mũi tiêm trong một lần tiêm phòng có thể khiến trẻ bị phản ứng, dị ứng và khó theo dõi do không biết cơ thể trẻ phản ứng với loại vắc xin nào. Do đó, tốt nhất nên tiêm một loại vắc xin cho một lần tiêm chủng. Có thể tiêm từ 2 loại vắc xin trở lên trong trường hợp điểm tiêm chủng ở xa nhà, trẻ ghép tạng…
————————————————————————————————
# Một số phản ứng của trẻ sau khi tiêm ngừa
- – Sốt nhẹ: Sốt là phản ứng phổ biến nhất ở trẻ sau khi tiêm phòng. Đây là cách cơ thể trẻ phản ứng với thuốc và thường tự khỏi sau 1-2 ngày tiêm phòng. Tuy nhiên cũng có một vài trường hợp trẻ có thể sốt cao trên 39 độ C, khi đó bố mẹ hãy đưa trẻ đến gặp bác sỹ ngay để được điều trị kịp thời.
- – Vết tiêm bị sưng đỏ, đau: Vấn đề này có thể tồn tại đến vài ngày nhưng đây hoàn toàn là phản ứng bình thường và sẽ tự khỏi, không đáng ngại. Có thể dùng phương pháp chườm lạnh ở chỗ tiêm để giảm đau cho trẻ.
- – Dị ứng: Trẻ có thể nổi các vết ban mề đay hoặc ngứa toàn thân… Thông thường, các biểu hiện dị ứng này sẽ tự khỏi sau vài ngày, nhưng nếu trẻ thấy khó chịu nhiều thì phải dùng một số thuốc chống dị ứng.
- – Một số phản ứng khác: Ở một số trường hợp, trẻ sẽ gặp phải các phản ứng hiếm gặp như tai biến thần kinh, viêm hạch, viêm não…Đây là những phản ứng nặng, có thể đe dọa tính mạng trẻ nếu bố mẹ không kịp thời đưa con đến bệnh viện.
————————————————————————————————
# Tránh sai lầm khi chăm sóc trẻ sau tiêm vacxin ở TP Hà Nội
Tiêm chủng là cách tốt nhất để phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho trẻ em. Trẻ cần được tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch để phòng tránh những bệnh tật nguy hiểm như Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Viêm gan B, Bại Liệt, Sởi và Viêm phổi/Viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib…
Các bậc cha mẹ cần giữ sổ và phiếu tiêm chủng đầy đủ để theo dõi lịch tiêm chủng của con mình. Các vắc xin sử dụng trong chương trình tiêm chủng là an toàn, 100% các lô sản phẩm được kiểm định
An toàn tiêm chủng không chỉ là vấn đề chất lượng vắc xin hay tuân thủ quy trình kỹ thuật của nhân viên y tế, mà nó còn phụ thuộc vào quá trình chăm sóc, theo dõi trẻ tại gia đình.
Trong những ngày lạnh hoặc mưa phùn, bố mẹ đưa trẻ đi tiêm phòng cần chú ý giữ ấm cơ thể của trẻ. Tránh việc khí lạnh xâm nhập khiến trẻ dễ mắc cách bệnh liên quan đến đường hô hấp. Lúc này, bố mẹ cần đảm bảo chân, tay và người trẻ đủ ấm, không để trẻ bị thấm nước mưa,…
————————————————————————————————
# Bảng giá tiêm chủng giá tiêm chủng vắc xin dịch vụ tại Hà Nội
Stt | Tên vắc xin | Tên thương mại/ Ký mã hiệu | Quy cách | Hãng/ Nước sản xuất | Giá tiền( 1 mũi tiêm) | Tình trạng |
1 | Phòng bệnh Sởi- Quai bị- Rubella | MMR | Hộp 1 liều | Mỹ | 216.000 đ | Có |
2 | Phòng bệnh viêm gan B | Heberbiovac HB | Lọ 1 ml/ liều | Cu Ba | 128.800đ | Có |
3 | Phòng bệnh Thủy đậu | Varicella GCC | Hộp 1 liều | Hàn Quốc | 547.830đ | có |
4 | Phòng bệnh Ung thư cổ tử cung | Cervarix | Hộp 1 liều | Bỉ | 828.664đ | có |
5 | Phòng bệnh tiêu chảy do Rotavirus | Rotavin M1 | Hộp 1 liều | Việt Nam | 352.000đ | Có |
6 | Phòng bệnh bạch hầu- Ho gà- Uốn ván- Bại liệt-Hip týp B | Pentaxim | Hộp 1 liều | Pháp | ||
7 | Phòng bệnh cúm | GC FLU PFS | Lọ 0,5 ml | Hàn Quốc | 231.500đ | Có |
8 | Phòng bệnh tiêu chảy do Rotavirus | Rotarix | Hộp 1 liều | Bỉ | 752.719đ | có |
9 | Phòng bệnh viêm phổi và viêm màng não mủ do Haemophilus influenzae | QUIMI-HIB | Lọ/liều 0,5 ml | Cu Ba | 242.000đ | có |
Lưu ý: bảng giá tiêm phòng chủng tại Hà Nội trên được tham khảo từ nhiều nguồn, giá có thể thay đổi tùy thời điểm
————————————————————————————————
# Những địa chỉ tiêm phòng chủng tại Hà Nội
Những địa chỉ tiêm phòng ở Hà Nội uy tín an toàn
1/ Phòng tiêm chủng dịch vụ, thuộc Viện Kiểm định Quốc gia về vắc xin và Sinh phẩm y tế.
- Địa chỉ: Số 1 Nguyễn Xuân Yêm (Phường Đại Kim – Hoàng Mai – Hà Nội).
Hiện tại phòng tiêm chủng này đã tiến hành tiêm loại vắc xin này. Tuy nhiên, theo ghi nhận của phóng viên phòng tiêm chủng này hiện chỉ tiêm trả nợ theo số đã đăng ký, sau ngày 28/12 sẽ tiến hành tiêm cho các đối tượng khác thuộc dạng nhắc lại mũi tiêm thứ 3 và thứ 4.
2/ Phòng Tiêm chủng và Dịch vụ Polyvac
- Địa chỉ: Số 418 Vĩnh Hưng – Thanh Trì – Hoàng Mai – Hà Nội.
Phòng tiêm chủng dịch vụ Polyvac tiến hành tiêm vắc xin dịch vụ “5 trong 1” bắt đầu từ ngày 25/12. Tuy nhiên, phòng tiêm chủng này chỉ tiêm cho những trường hợp đã đăng ký hồi tháng 1/2015 và khi đi tiêm phụ huynh cần phải mang giấy tờ đặt tiền, kèm chứng minh thư.
3/ Phòng tiêm chủng dịch vụ 182 Lương Thế Vinh
- Địa chỉ: Số 182 Lương Thế Vinh, Thanh Xuân, Hà Nội (Thuộc Bệnh viện Đại học Quốc gia Hà Nội, cơ sở liên kết của Trung tâm nghiên cứu và sản xuất vắc xin).
Theo ghi nhận của phóng viên, phòng tiêm chủng này chỉ phát 70 số để tiêm vắc xin Pentaxim /buổi, 30 số thứ tự còn lại sẽ dành cho các khách hàng tiêm nhắc vắc xin khác theo đúng lịch.
4/ Phòng tiêm chủng SAFPO
- Địa chỉ: 135 Lò Đúc, Hai Bà Trưng, Hà Nội
- Điện thoại: (04) 3972 7071 – Hotline: 0988 7777 00
5/ Phòng tư vấn sức khỏe
- Địa chỉ: 50C Hàng Bài, Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Địa chỉ: (04) 9439525
6/ Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương
- Địa chỉ: Số 1 Yecxanh, Hai Bà Trưng, Hà Nội
- Điện thoại: (04) 39716356 / 38213241
7/ Bệnh viện Việt Pháp
- Địa chỉ: Số 1 Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội
- Điện thoại: 04 3577 1100
8/ Bệnh viện Nhi Trung ương
- Địa chỉ: 18/879 La Thành, Đống Đa, Hà Nội
- Điện thoại: 04 3834 3700
9/ Trung tâm Kiểm dịch Y tế quốc tế
- Phòng Tiêm Chủng Quốc Tế: Số 3 Ông Ích Khiêm, Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: (04) 3733 9803 - Trung tâm tiêm phòng: 35 Trần Bình, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: (04) 3768.5512
10/ Các phòng tiêm chủng thuộc Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội như
- 70 Nguyễn Chí Thanh; 23 Nguyễn Viết Xuân; 35 Trần Bình (Thuộc Trung tâm kiểm dịch Y tế Quốc tế Hà Nội),
- 130 Lò Đúc (thuộc Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương)…chưa có thông báo chính thức về ngày tiêm chủng cũng như hình thức tiêm chủng loại vắc xin này.
————————————————————————————————
# Khi nào đưa trẻ đến bệnh viện sau khi tiêm chủng ở Hà Nội?
Sau khi tiêm phòng tại tp Hà Nội, nếu trẻ có các biểu hiện bất thường như trẻ sốt trên 39 độ C, sốt cao quá 2 ngày, co giật, chân tay lạnh, tím tái, khó thở, quấy khóc, không đáp ứng thuốc hạ sốt thông thường, bỏ bú, sưng to, đỏ quanh chỗ tiêm…, bố mẹ cần ngay lập tức đưa trẻ đến bệnh viện.
Hiếm gặp các phản ứng nặng: co giật, tím tái, khó thở sau tiêm vắc xin. Tuy nhiên, khi thấy có các biểu hiện bất thường khác nào về sức khỏe sau tiêm chủng hoặc khi phản ứng thông thường như: sốt, đau, hoặc sưng tấy tại chỗ tiêm, quấy khóc …) kéo dài trên một ngày hoặc gia đình không yên tâm về sức khỏe của trẻ thì cần đưa ngay trẻ tới bệnh viện hoặc các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và xử trí.
Tags: tiêm phòng ở Hà Nội, tiêm chủng ở Hà Nội, phòng tiêm chủng ở Hà Nội, tiêm chủng thành phố Hà Nội, tiêm phòng dịch vụ ở Hà Nội, phòng tiêm chủng tại Hà Nội
Trên đây là tất cả những gì có trong Địa chỉ tiêm chủng tại Hà Nội ở đâu tốt? giá tiêm phòng ở Hà Nội bao nhiêu? mà chúng tôi muốn chia sẻ với các bạn. Bạn ấn tượng với điều gì nhất trong số đó? Liệu chúng tôi có bỏ sót điều gì nữa không? Nếu bạn có ý kiến về Địa chỉ tiêm chủng tại Hà Nội ở đâu tốt? giá tiêm phòng ở Hà Nội bao nhiêu?, hãy cho chúng tôi biết ở phần bình luận bên dưới. Hoặc nếu thấy bài viết này hay và bổ ích, xin đừng quên chia sẻ nó đến những người khác.
Bạn cần đưa danh sách của mình lên tngayvox.com? Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ đăng bài viết!
Để lại một bình luận