Trẻ bị ho nôn trớ nhiều phải làm sao? nguyên nhân & cách chữa trị hiệu quả: Trẻ sơ sinh thường bị ho nhiều hơn vào mùa thu, đông, khi tiết trời se lạnh, không khí khô hanh. Mùa thu cũng là thời điểm lá rụng, các vi khuẩn nấm mốc phát tán nhiều trong không khí gây ảnh hưởng đến hô hấp của trẻ. Nếu trẻ thường bị nôn vào ban đêm, rất có thể do thức ăn ở bữa tối có vấn đề…
Trẻ bị ho nôn trớ nhiều phải làm sao? nguyên nhân & cách chữa trị hiệu quả: Trẻ sơ sinh thường bị ho nhiều hơn vào mùa thu, đông, khi tiết trời se lạnh, không khí khô hanh. Mùa thu cũng là thời điểm lá rụng, các vi khuẩn nấm mốc phát tán nhiều trong không khí gây ảnh hưởng đến hô hấp của trẻ. Nếu trẻ thường bị nôn vào ban đêm, rất có thể do thức ăn ở bữa tối có vấn đề và phải một lúc sau (lúc ngủ) cơ thể mới bắt đầu phản ứng.
+ Nguyên nhân bé bị ho và nôn khi ngủ đêm
Ho là biểu hiện thông thường của cơ thể nhằm bảo vệ sức khỏe, nhưng đôi khi cũng là dấu hiệu cho thấy tình trạng nguy hiểm cần đưa trẻ đến bệnh viện. Trẻ sơ sinh thường bị ho nhiều hơn vào mùa thu, đông, khi tiết trời se lạnh, không khí khô hanh. Mùa thu cũng là thời điểm lá rụng, các vi khuẩn nấm mốc phát tán nhiều trong không khí gây ảnh hưởng đến hô hấp của trẻ.
Ho và nôn trớ là các triệu chứng phổ biến nhất khi trẻ bị ốm bệnh. Mặc dù vậy, chúng thường xuất hiện riêng rẽ chứ ít khi đi cùng nhau
Chẳng hạn như ho đi kèm với đau họng và nghẹt mũi – biểu hiện thường gặp khi bị cảm lạnh hoặc cảm cúm; trong khi đó nôn thường đi kèm với đau bụng. Đó còn chưa kể, chúng lại hay xuất hiện vào ban đêm, khiến cho việc chẩn đoán bệnh trở nên khó khăn hơn.
Ho có thể kích hoạt nôn khi trẻ nuốt quá nhiều dịch nhầy từ xoang mũi và phổi vào trong dạ dày. Đa số các trường hợp, khi ho giảm dần thì triệu chứng nôn cũng sẽ chấm dứt. Ngược lại, khi trẻ bị nôn trớ hoặc nôn mửa quá nhiều cũng có thể kích hoạt phản ứng ho. Lý do là bởi : một số chất nhầy, thức ăn, dịch vị,…khi bị trào ngược lên thực quản và miệng, nó sẽ kích thích đường thở, thậm chí có thể trào lên tận mũi. Kết quả là phản xạ ho xuất hiện.
Nếu trẻ thường bị nôn vào ban đêm, rất có thể do thức ăn ở bữa tối có vấn đề và phải một lúc sau (lúc ngủ) cơ thể mới bắt đầu phản ứng. Ngoài ra, cũng có thể liên quan đến căng thẳng kéo dài và những giấc mơ (trẻ lớn).
Nguyên nhân bé bị ho ban đêm phổ biến
- Cảm lạnh và cảm cúm là nguyên nhân thường gặp nhất nếu con của bạn bị ho và nôn vào ban đêm; hoặc là vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày.
- Ho thường là do trẻ bị nhiễm trùng ở đường hô hấp. Ho có thể kéo dài liên tục trong nhiều ngày liền.
- Trong khi đó, nôn mửa (không phải nôn trớ) thường liên quan đến các bệnh nhiễm trùng ở đường tiêu hóa và nó xuất hiện khá lẻ tẻ, 1-2 lần/ngày và sẽ chấm dứt ngay sau đó.
- Ho khan hiếm khi kèm theo nôn mửa, nhưng ho có đờm thì có thể kích hoạt sự nôn.
Nguyên nhân trẻ ho và nôn ít phổ biến
- Ho gà là một căn bệnh nhiễm trùng ít phổ biến trong xã hội hiện đại do sự xuất hiện của vắc xin. Nó gây ra những cơn ho nặng kéo dài dai dẳng và nôn mửa kèm theo đó, đặc biệt là với trẻ nhỏ.
- Viêm phổi, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản thường ảnh hưởng nghiêm trọng đến trẻ nhỏ từ 2 tuổi trở xuống, những bệnh này khiến trẻ bị ho dữ dội, nôn nặng và gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được chăm sóc đúng cách.
Xem thêm bài: dấu hiệu bé bị bệnh sởi
+ Cách chữa trị bệnh bé bị ho và nôn về đêm
Trẻ bị ho và nôn về đêm cũng có một phần nguyên nhân do dị ứng nên cha mẹ cần phải quan tâm đến sức khỏe của trẻ nhiều hơn. Không nên để trẻ tiếp xúc với các loại thực phẩm cũng như tới nguồn gây ra bệnh dị ứng. Dùng nước xả vải nhẹ nhàng, ít mùi để làm sạch và lưu mùi thơm trên quần áo cho trẻ.
Một số loại thuốc dân gian chữa bệnh bệnh trẻ bị ho và nôn về đêm
- 1/ Nấu cháo gừng hành cho trẻ bị ho và nôn về đêm vừa làm ấm bụng, phòng chống các bệnh về đường hô hấp, vừa trị phong hàn. Cách nấu vô cùng đơn giản: Ta chuẩn bị gạo tẻ 50 gam, gừng 5 lát, hành 5 cây cùng với một thìa dấm gạo, nấu đến khi cháo sắp nhừ cho hành, gừng, dấm vào quấy đều, dùng luôn khi còn nóng.
- 2/ Canh trứng nấu với mật ong là một ón thuốc chủ yếu chữa ho đêm. Cách nấu: ta đun sôi 300 ml nước, sau đó đánh một quả trứng và đổ vào nồi nước đang sôi rồi cho một thìa mật ong vào là được.
- 3/ Bách hợp nấu chè đỗ xanh là món ăn thích hợp cho trẻ bị ho và nôn về đêm. Cách nấu: ta chuẩn bị 50 gam bách hợp cùng với 30 gam đỗ xanh. Ninh đỗ mềm rồi cho bách hợp vào, nấu cho đến khi đỗ nhừ thêm một ít mật ong vào là được. Tuy nhiên nếu trẻ nhà bạn dưới 1 tuổi thì không nên cho mật ong vào nhé, vì trẻ dưới 1 tuổi chưa thể sử dụng mật ong.
- 4/ Xuyên bối mẫu nấu với lê thích hợp với trẻ bị ho và nôn về đêm, ho kèm theo nhiều đờm. Cách nấu rất đơn giản, ta dùng một quả lê, bột xuyên bối mẫu, cùng 15 gam đường phèn. Lê gọt vỏ, nấu chung với xuyên bối và đường phèn đến khi nhừ là có thể dùng được.
Các dấu hiệu của ho cần phải dùng thuốc chỉ định của bác sĩ
PGS Dũng cho biết, ho có nhiều nguyên nhân và tuỳ vào từng nguyên nhân bác sĩ sẽ chỉ định thuốc cho phù hợp. Nếu bố mẹ quá sốt ruột cũng có thể tuỳ vào nguyên nhân chọn mua thuốc cho trẻ. Tuy nhiên, chú ý kỹ từng tá dược trong thuốc và tác dụng của nó.
Ho do nhiễm khuẩn hô hấp trên: Triệu chứng trẻ ho dữ dội, đặc biệt ho về đêm khi nằm ngủ kèm theo chảy nước mũi. Nhưng ho này không qúa nguy hiểm vì ho do vi rút và tự khỏi là chính. Tuyệt đối không được sử dụng kháng sinh vì càng dùng kháng sinh càng không khỏi.
Phụ huynh cho thể cho con uống thuốc ho si rô, hoặc các loại thuốc ho tự chế từ thảo dược như mật ong ngâm chanh đào, lá hẹ, vỏ quýt hấp mật ong, hoa hồng hấp đường phèn… Nếu kèm theo sốt thì uống thuốc hạ sốt, xịt mũi cho hết viêm mũi. Trẻ ho do bị viêm mũi dị ứng: Đây là dạng ho hay gặp nhất mặc dù có những trẻ không bị chảy dịch mũi nhưng vẫn bị ho dai dẳng không khỏi.
Lúc này, trẻ cần xịt thuốc chữa dị ứng mũi sẽ làm giảm cơn ho. Hoặc dùng thuốc có Clopheniramine, thuốc Diphenhydramin sẽ mang lại tác dụng chữa ho do viêm mũi dị ứng. Thuốc thường được phối hợp với một số chế phẩm khác để điều trị ho và cảm lạnh.
Tuy nhiên, loại thuốc này lại không dùng được cho bệnh nhân ho do viêm phế quản, viêm phổi hoặc trong cơn hen phế quản cấp vì có thể làm quánh niêm mạc dịch, dễ dẫn đến suy thở hoặc có tác dụng phụ như gây khô miệng, buồn ngủ hoặc làm một số trẻ ăn kém hơn. Chính vì thế, bác sĩ khuyến cáo cha mẹ cần đưa trẻ đến khám để được bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân ho và kê đơn.
Trường hợp ho do viêm phổi, viêm phế quản: Dấu hiệu ho ít, húng hắng, không ho dữ dội nhưng kèm theo dấu hiệu lõm ngực, phồng lên thay đổi theo nhịp thở, thi thoảng môi tím tái. Khi đó hãy cho trẻ tới các cơ sở y tế.
Ở nhóm này có rất nhiều nhóm thuốc ho, trong đó nhóm thuốc ho long đờm với Acetylcystein có tác dụng tiêu chất nhày, làm giảm độ đặc quánh của đờm ở phổi bằng cơ chế kích thích để bệnh nhân dễ ho tống đờm ra ngoài. Khi uống trẻ vẫn ho bình thường nhưng bố mẹ không nên quá lo lắng bởi ho để tống hết đờm ra ngoài.
Ngoài ra, trẻ có thể sử dụng thuốc có hoạt chất carbocysteine cũng có tác dụng làm loãng chất tiết phế quản, giảm độ quánh và đặc của đờm làm cho bệnh nhân dễ dàng ho, bật ra đờm.
+ Các biến chứng khi bé bị ho nôn trớ vào ban đêm
Nếu ho kéo dài trên 1 tuần, trẻ có thể bị chảy dịch từ mũi sau mãn tính do chất nhầy tích tụ trong các xoang và chảy xuống cổ họng, tạo ra một cảm giác kích thích gây nên ho. Người bệnh cũng có thể bị chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi (dị ứng hoặc các triệu chứng cảm lạnh kéo dài) và viêm họng. bạn cần chú ý đến màu sắc của chất nhầy như: ho ra đờm màu vàng hoặc màu xanh là do mắc bệnh nhiễm trùng như viêm xoang. Trong trường hợp đó, bạn cần dùng kháng sinh.
1/ Ho kèm theo khó thở hoặc thở khò khè: Đặc trưng của trẻ mắc bệnh hen suyễn là các triệu chứng như thở khò khè và khó thở. Nhưng một trẻ bị bệnh hen suyễn có thể xuất hiện triệu chứng ho dai dẳng và thường nặng hơn vào ban đêm, trong hoặc ngay sau khi vận động, khi hít không khí lạnh hoặc khi tiếp xúc chất gây dị ứng, giống như lông vật nuôi hoặc phấn hoa.
- Điều trị: Bác sĩ kiểm tra hơi thở để chẩn đoán hen suyễn hoặc sử dụng thuốc xịt, thuốc hít (theo chỉ định của bác sĩ) 2 lần/ngày trong một vài tuần để giảm ho.
2/Ho kèm nôn trớ: Trường hợp trẻ ho về đêm và kèm theo nôn trớ nhiều, nhưng không sốt thì đó có thể là biểu hiện của trào ngược dịch dạ dày. Cơn ho thường xuất hiện sau bữa ăn, khi ngủ, hoặc vào buổi sáng…
- Điều trị: Để giảm tình trạng GERD, trẻ khi ngủ cần phải kê cao đầu, hạn chế ăn quá no gần giờ đi ngủ
3/ Viêm phổi: Ho có thể báo hiệu một căn bệnh nghiêm trọng hơn là bệnh viêm phổi. Viêm phổi phát triển khi bệnh nhiễm trùng hô hấp lan đến phổi gây khó thở và ho. Tình trạng này có thể đe dọa tính mạng bệnh nhân trong một vài ngày. Nếu trẻ ho, sốt, khó thở, thở nhanh, tím tái, rút lõm lồng ngực… là dấu hiệu viêm phổi nặng, cần đưa trẻ đi thăm khám ngay lập tức.
- Điều trị: Chụp X-quang để chẩn đoán bệnh viêm phổi chính xác. Khi xác định đúng bệnh viêm phổi thì cần được điều trị bằng thuốc kháng sinh.
4/ Bệnh ho gà: Bệnh ho gà rất dễ lây và ai cũng có nguy cơ mắc bệnh, thậm chí ngay cả khi con bạn đã được tiêm phòng.
- Điều trị: Nếu ho trong 3 tuần, uống kháng sinh có thể làm giảm triệu chứng, tránh lây lan vi khuẩn cho người khác bởi ho gà là bệnh nhiễm trùng có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, thậm chí tử vong ở trẻ em
Ngoài ra, trường hợp trẻ ho kèm theo có co thắt, mỗi lần ho bé tím tái lại thì có thể cơ thể có dị vật gì đó trên đường thở, cũng cần ngay lập tức phải đưa trẻ đến bệnh viện. Còn ho kèm nhiều đờm, trong ngực nghe tiếng rên rít thì là biểu hiện của viêm phế quản hay hen phế quản. Trẻ ho, khò khè là triệu chứng hay gặp nhất ở trẻ bị viêm tiểu phế quản.
Tags: trẻ bị ho và nôn, trẻ bị ho và nôn về đêm, trẻ bị ho và nôn trớ ban đêm, trẻ bị ho và nôn buổi đêm, cách chữa trị trẻ bị ho và nôn
Trên đây là tất cả những gì có trong Trẻ bị ho nôn trớ nhiều phải làm sao? nguyên nhân & cách chữa trị hiệu quả mà chúng tôi muốn chia sẻ với các bạn. Bạn ấn tượng với điều gì nhất trong số đó? Liệu chúng tôi có bỏ sót điều gì nữa không? Nếu bạn có ý kiến về Trẻ bị ho nôn trớ nhiều phải làm sao? nguyên nhân & cách chữa trị hiệu quả, hãy cho chúng tôi biết ở phần bình luận bên dưới. Hoặc nếu thấy bài viết này hay và bổ ích, xin đừng quên chia sẻ nó đến những người khác.
Bạn cần đưa danh sách của mình lên tngayvox.com? Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ đăng bài viết!
Để lại một bình luận