Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các loại kính hiển vi, làm cho người dùng không biết đâu là loại kính hiển vi tốt nhất. Vì vậy, trong bài viết dưới đây, mời các bạn cùng xem bài viết Top 10 loại kính hiển vi tốt nhất hiện nay nhé.
MỤC LỤC
- Kính hiển vi 3 mắt Shodensha
- Kính hiển vi quang học
- Kính hiển vi soi nổi
- Kính hiển vi sinh học
- Kính hiển vi quét đầu dò
- Kính hiển vi có gắn Camera
- Kính hiển vi soi ngược
- Kính hiển vi điện tử
- Kính hiển vi 3 mắt Optika
- Kính hiển vi quang học quét trường gần
Kính hiển vi 3 mắt Shodensha
Shodensha là thương hiệu nổi tiếng đến từ Nhật Bản. Các sản phẩm kính hiển vi Shodensha được thiết kế có chất lượng tốt, cho người dùng cảm giác thiết thực khi sử dụng, thao tác làm việc. Dòng sản phẩm này được thiết kế đa dạng phù hợp với các công việc phòng thí nghiệm hoặc công việc kiểm tra, sửa chữa tại các cơ sở sửa chữa đồ điện tử hoặc khu công nghiệp,…
- Shodensha với ứng dụng sinh học được biết đến trong các phòng thí nghiệm với chất lượng làm việc tốt, độ phóng đại cực lớn đã giúp người dùng có thể chủ động quan sát, thao tác với mẫu vật sinh học được dễ dàng nhất.
- Sản phẩm kính hiển vi kỹ thuật số Shodensha có độ phóng đại lên tới 1000x với trường quan sát rộng, chất lượng cao. Thiết bị này thường có ứng dụng trong các công việc kỹ thuật, soi các mẫu kim loại, mẫu đá quý với độ chi tiết nhất.
- Sản phẩm kính hiển vi soi nổi Shodensha lại được biết đến với cấu tạo đa dạng, phù hợp với đặc thù công việc soi, kiểm tra mẫu linh kiện điện tử và được sử dụng tại các khu công nghiệp, xưởng sản xuất,… Kính có khung linh hoạt, khả năng phóng đại tốt đã giúp người dùng có thể chủ động hoàn thiện công việc một cách dễ dàng.
Kính hiển vi quang học
– Loại kính hiển vi sử dụng ánh sáng nhìn thấy (ánh sáng tia cực tím trong trường hợp của kính hiển vi huỳnh quang) để tạo hình ảnh.
– Ánh sáng bị khúc xạ với ống kính quang học.
– Kính hiển vi quang học có thể chia nhỏ thành nhiều loại dựa theo thị kính: kính hiển vi 1 mắt, kính hiển vi 2 mắt, kính hiển vi 3 mắt.
Kính hiển vi soi nổi
Kính hiển vi soi nổi lại là thiết bị được sử dụng để quan sát những vật mẫu ở độ phóng đại thấp. Những loại ánh sáng chủ yếu được sử dụng là ánh sáng phản xạ. Kính có hai đường truyền quang của hai vật kính và thị kính tách biệt nhau.
Sử dụng kính hiển vi soi nổi vi khuẩn sẽ tạo góc nhìn khác nhau cho hai mắt trái và mắt phải tạo nên hình ảnh 3 chiều của mẫu, tạo cho ta cảm giác về không gian của hình ảnh.
Hiện nay kính hiển vi soi nổi được sử dụng nhiều trong nhiều lĩnh vực khác nhau cho hình ảnh rõ nét, màu sắc chính xác, ảnh thuận chiều như khi ta quan sát bằng mắt thường.
Kính hiển vi sinh học
Kính hiển vi sinh học thường được sử dụng trong trường cấp 3, đại học và phòng thí nghiệm khoa học chuyên nghiệp. Kính được sử dụng để nghiên cứu các sinh vật và các quá trình sinh sản của chúng. Kính hiển vi sinh học có cấu tạo bao gồm hệ thống thấu kính ở mức cao hơn so với những loại kính phóng đại thông thường.
Kính hiển vi sinh học có nhiều loại từ đơn giản đến tiên tiến dùng trong nghiên cứu tế bào, pháp y và độ phân giải cao sử dụng trong nghiên cứu phân tử.
Kính hiển vi quét đầu dò
Kính hiển vi quét đầu dò (tiếng Anh: Scanning probe microscopy, thường viết tắt là SPM) là tên gọi chung của nhóm kính hiển vi mà việc tạo ảnh bề mặt của mẫu vật được thực hiện bằng cách quét một mũi dò nhỏ trên bề mặt của mẫu vật. Nhóm kính hiển vi này ra đời vào năm 1981 với phát minh của Gerd Binnig và Heinrich Rohrer (IBM Zürich) về kính hiển vi quét chui hầm (cả hai đã giành giải Nobel Vật lýnăm 1986 cho phát minh này).
Khác với các loại kính hiển vi khác như quang học, hay hiển vi điện tử, kính hiển vi quét đầu dò không sử dụng nguồn bức xạ để tạo ảnh, mà tạo ảnh thông qua tương tác giữa đầu dò và bề mặt của mẫu vật. Do đó, độ phân giải của kính hiển vi đầu dò chỉ bị giới hạn bởi kích thước của đầu dò.
Kính hiển vi có gắn Camera
Kính hiển vi có gắn Camera hay còn gọi là kính hiển vi kỹ thuật số. Thiết bị này được rất hiện đại, chúng được trang bị camera CCD cho phép xuất ra hình ảnh hay video trên máy tính.
Loại kính hiển vi này thường có riêng một nguồn sáng đèn LED bên trong và không thể quan sát thông qua thị kính mà thay vào đó hình ảnh sẽ được hiển thị thông qua màn hình. Kính có núm xoay cho phép chúng ta zoom lên từ 20 đến 80 lần ngoài ra còn có thể chụp ảnh, quay video trên phần mềm đính kèm.
Kính hiển vi soi ngược
Kính hiển vi soi ngược hay còn có tên gọi là kính hiển vi đảo ngược là loại kính có nguồn ánh sáng và tụ quang ở phía trên và bàn đặt mẫu ở phía dưới, còn lại các vật kính và bàn để vật kính sẽ ở dưới bàn mang mẫu và hướng lên trên.
Kính hiển vi soi ngược được ứng dụng cho việc quan sát các tế bào sống hoặc các loại sinh vật dưới đáy của bình chứa lớn. Cách quan sát này sẽ giúp ta nhìn thấy được các hình ảnh tự nhiên hơn thông qua các loại kính hiển vi thông thường khác. Ngoài ra, kính hiển vi soi ngược cũng được ứng dụng trong các thao tác vi mô hay trong các ứng dụng về soi kim loại với mẫu đã đánh bóng được đặt lên trên bàn mang mẫu. Lúc này người quan sát sẽ nhìn từ bên dưới khi sử dụng các vật kính phản xạ.
Kính hiển vi điện tử
Kính hiển vi điện tử là loại kính hiển vi được sử dụng phổ biến. Nguồn bức xạ ánh sáng được thay thế bởi các chùm điện tử hẹp và tăng tốc dưới hiệu điện thế vài chục kV – vài trăm kV. Khác với thấu kính thủy tinh, kính hiển vi điện tử sử dụng thấu kính từ để hội tụ chùm điện tử.
Kính hiển vi 3 mắt Optika
Dòng sản phẩm Optika có thương hiệu đến từ Italia được biết với ứng dụng trong phòng thí nghiệm. Optika – kính hiển vi sinh học với cấu tạo chắc chắn, thân bằng nhôm đúc với sự ổn định cao. Độ phóng đại của thiết bị này lớn, chất lượng làm việc tốt.
Ở dạng này, bạn có thể tham khảo và sử dụng Kính hiển vi sinh học Optika B – 293, sản phẩm được đánh giá có cấu tạo ổn định, khả năng phóng đại lớn, thao tác điều chỉnh dễ dàng. Đặc biệt, giá thành ổn định, phù hợp với công việc phòng thí nghiệm nhất hiện nay.
Đây cũng là một số thương hiệu kính hiển vi 3 mắt được lựa chọn sử dụng nhiều hiện nay. Mỗi thương hiệu đều có sản phẩm riêng, phù hợp đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dùng. Bạn cần có mục đích rõ ràng khi lựa chọn mua thiết bị này.
Kính hiển vi quang học quét trường gần
Kính hiển vi quang học quét trường gần (tiếng Anh: Near-field scanning optical microscope) là một kỹ thuật hiển vi quang học cho phép quan sát cấu trúc bề mặt với độ phân giải rất cao, vượt qua giới hạn nhiễu xạ ánh sáng khả kiến ở các kính hiển vi quang học truyền thống (trường xa).
Kỹ thuật này được thực hiện bằng cách đặt một detector rất gần với bề mặt của mẫu vật để thu các tín hiệu từ trường phù du của sóng ánh sáng phát ra khi quét một chùm sáng trên bề mặt của mẫu vật. Với kỹ thuật này, người ta có thể chụp ảnh bề mặt với độ phân giải ngang cỡ 20 nm, phân giải đứng cỡ 2-5 nm, và chỉ phụ thuộc vào kích thước của khẩu độ.
Nếu còn thắc mắc vấn đề gì trong bài viết trên hoặc muốn tham khảo thêm sản phẩm, vui lòng liên hệ với tschem.com.vn Chúng tôi sẽ tích cực trả lời những phản hồi của các bạn.
Chúc các bạn thành công.
Trên đây là tất cả những gì có trong Top 10 loại kính hiển vi tốt nhất hiện nay mà chúng tôi muốn chia sẻ với các bạn. Bạn ấn tượng với điều gì nhất trong số đó? Liệu chúng tôi có bỏ sót điều gì nữa không? Nếu bạn có ý kiến về Top 10 loại kính hiển vi tốt nhất hiện nay, hãy cho chúng tôi biết ở phần bình luận bên dưới. Hoặc nếu thấy bài viết này hay và bổ ích, xin đừng quên chia sẻ nó đến những người khác.
Bạn cần đưa danh sách của mình lên tngayvox.com? Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ đăng bài viết!
Trả lời