Sốt siêu vi ở trẻ em có lây không? nên ăn gì? kiêng gì cho nhanh khỏi bệnh? Các biểu hiện chung thường thấy ở bệnh nhân nhiễm siêu vi là sốt cao (từ 39-40 °C) kèm theo mệt mỏi, đau cơ, đau họng, chán ăn, đối với trẻ thì có quấy khóc. Ở trẻ nhỏ (dưới 5 tuổi), khi sốt cao không được hạ sốt kịp thời, trẻ dễ bị co giật
+ Sốt siêu vi là gì?
Sốt siêu vi là thuật ngữ chỉ chung…
Sốt siêu vi ở trẻ em có lây không? nên ăn gì? kiêng gì cho nhanh khỏi bệnh? Các biểu hiện chung thường thấy ở bệnh nhân nhiễm siêu vi là sốt cao (từ 39-40 °C) kèm theo mệt mỏi, đau cơ, đau họng, chán ăn, đối với trẻ thì có quấy khóc. Ở trẻ nhỏ (dưới 5 tuổi), khi sốt cao không được hạ sốt kịp thời, trẻ dễ bị co giật
+ Sốt siêu vi là gì?
Sốt siêu vi là thuật ngữ chỉ chung những trường hợp sốt do nhiễm các loại siêu vi trùng (virut) khác nhau. Một số trường hợp sốt siêu vi có thể chẩn đoán rõ ràng nhờ đặc điểm dịch tễ và các biểu hiện của bệnh.
Nhiều trường hợp khác không thể chẩn đoán nguyên nhân. Hầu hết các trường hợp sốt siêu vi có biểu hiện đau đầu, đau nhức mình mẩy và nổi ban. Loại bệnh này chỉ điều trị triệu chứng như hạ sốt, chống mất nước, nghỉ ngơi, cách ly tránh lây nhiễm để tránh bùng phát dịch bệnh. Phần lớn sốt siêu vi không nguy hiểm và có thể tự hết, tuy nhiên cũng có một số bệnh nhanh chóng đưa đến tử vong đặc biệt là đối với trẻ em.
+ Dấu hiệu của sốt siêu vi ở trẻ
Các biểu hiện chung thường thấy ở bệnh nhân nhiễm siêu vi là sốt cao (từ 39-40 °C) kèm theo mệt mỏi, đau cơ, đau họng, chán ăn, đối với trẻ thì có quấy khóc. Ở trẻ nhỏ (dưới 5 tuổi), khi sốt cao không được hạ sốt kịp thời, trẻ dễ bị co giật. Đáng lưu ý là khi trẻ bị co giật nếu không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến suy hô hấp, thiếu ôxy não, làm suy giảm trí tuệ hay nặng hơn là để lại di chứng nặng nề về não. Một số biểu hiện cụ thể là:
- Sốt cao: Đây là biểu hiện thường gặp ở những trường hợp sốt do virut, thường từ 38-39 °C, thậm chí lên đến 40-41 °C.
- Đau đầu: Đây cũng là biểu hiện thường gặp, bệnh nhân thường có dấu hiện quay cuồng, nhức đầu dữ dội, trong đầu có cảm giác chao đảo, nguyên nhân do sốt nên tuần hoàn máu mạnh và mạch máu căng ra. Khi sờ vào hai huyệt thái dương của người bệnh đang đau đầu thì có thể cảm giác thái dương đập mạnh. Người đau đầu có xu hướng nhắm nghiền mắt và nằm co lại, li bì đi vì choáng váng. Lúc này trông người bệnh khuôn mặt như phù nề, mắt sưng húp. Đối với trẻ em, một số trường hợp trẻ có thể đau đầu nhưng vẫn tỉnh táo…Bệnh nhân có thể chảy mủ tai hoặc tai có nhầy và ngứa hơn lúc bình thường.
- Viêm đường hô hấp: Kèm theo sốt và đau đầu là các biểu hiện viêm đường hô hấp như viêm họng (họng bị sưng tấy, đỏ), rát họng, ho, chảy nước mũi, hắt hơi, sổ mũi.…
- Viêm kết mạc mắt: Kết mạc mắt có thể đỏ, có dử mắt, chảy nước mắt, mắt người bệnh lờ đờ.
- Nôn: Có thể trẻ nôn nhiều lần nhưng thường xuất hiện sau khi ăn, người lớn cũng có thể nôn mửa, chủ yếu là do viêm họng, kích thích chất nhầy.
- Phát ban: Thường xuất hiện 2-3 ngày sau khi sốt, những nốt đỏ li ti xuất hiện đầu tiên ở bàn tay, bàn chân, sau 1,2 ngày sẽ xuất hiện rõ rệt và nhiều hơn ở khắp người, khi xuất hiện ban thì sẽ đỡ sốt vì bệnh đã qua thời kỳ ủ bệnh và phát bệnh.
- Đau nhức mình mẩy: thường xảy ra ở trẻ em ở trẻ lớn thì đau cơ bắp, trẻ thường kêu đau khắp mình, trẻ nhỏ có thể quấy khóc. Người lớn cũng có thể có triệu chứng này
- Rối loạn tiêu hóa: Thường xuất hiện sớm nếu nguyên nhân gây sốt do virut đường tiêu hóa, cũng có thể xuất hiện muộn hơn vài ngày sau khi sốt với đặc điểm là đại tiện lỏng (tiêu chảy), không có máu, có chất nhày.
- Viêm hạch: Đặc biệt là các hạch vùng đầu, mặt, cổ thường sưng to, đau có thể nhìn hoặc sờ thấy.
Sốt siêu vi có thể gây bệnh cảm cúm, sốt xuất huyết, viêm phổi, viêm não, tiêu chảy, viêm gan… Và mỗi loại siêu vi có áp lực với những cơ quan khác nhau trong cơ thể người nên có thể gây ra những bệnh khác nhau. Sốt là biểu hiện của một bệnh nào đó, có thể nặng nhẹ tùy theo nhiều yếu tố như loại vi rút, độc lực vi rút.
Xem thêm bài
- sinh con năm 2020 tháng nào tốt
Bé bị sốt siêu vi có lây không?
Sốt siêu vi hay còn gọi là sốt virus thường do nhiều loại virus gây ra, phổ biến nhất là virus đường hô hấp, nguyên nhân là do thời tiết nắng mưa thất thường tạo điều kiện cho các loại virus gây bệnh phát triển mạnh. Trẻ em có sức đề kháng yếu nên dễ mắc bệnh hơn người lớn.
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng (nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai), sốt siêu vi có lây từ người sang người. Do đó, khi người lớn bị sốt, không nên tiếp xúc với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Còn khi trẻ bị sốt, cha mẹ cần chăm sóc bé cẩn thận, có thể cho bé nghỉ học và tránh đến những nơi đông đúc để không lây lan cho người khác.
Sốt siêu vi là bệnh được gây ra bởi các loại virus nên thường lây lan rất nhanh. Sốt siêu vi có thể lây qua 2 con đường chính là đường hô hấp và tiêu hóa, thông qua các hoạt động như giao tiếp, tiếp xúc trực tiếp với nước bọt, dịch mũi của người bệnh.
Ngoài ra, người khỏe mạnh khi dùng chung chén, đũa, muỗng, hoặc đồ dùng các nhân…với người bị sốt siêu vi cũng rất dễ bị lây bệnh. Vì thế, khi có triệu chứng sốt do virus, người bệnh nên hạn chế tiếp xúc với người khác để tránh lây cho người thân trong gia đình và mọi người xung quanh.
+ Sốt siêu vi nên ăn gì?
Sốt siêu vi nằm trong nhóm các bệnh nhiễm virus với đặc trưng sốt cao, đau đầu, đau nhức cơ thể, nóng rát mắt, nôn mửa, buồn nôn. Sốt siêu vi rất phổ biến ở người lớn và trẻ em. Sốt siêu vi chủ yếu do nhiễm virus xảy ra ở bất cứ bộ phận nào trên cơ thể, đường dẫn khí, phổi, ruột… Sốt siêu vi thường là dấu hiệu của hệ thống miễn dịch của cơ thể chống lại virus, có thể kéo dài 1 – 2 tuần.
Súp gà: Súp gà là thứ đầu tiên chúng ta cần khi bị ốm vì cực hữu ích khi mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên. Súp gà giàu vitamin, khoáng chất, protein và calo cần thiết cho cơ thể, đặc biệt cần thiết khi bạn bị bệnh. Súp gà cũng là nguồn chất lỏng tốt giúp cơ thể được cung cấp đủ nước. Ngoài ra, đây là một loại thuốc giúp thông mũi tự nhiên đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc làm sạch chất nhầy mũi.
Nước dừa: Giàu chất điện giải và glucose, nước dừa là thứ bạn nên uống khi bị sốt siêu vi. Không chỉ ngọt ngào và ngon miệng, kali trong nước dừa giúp lấy lại năng lượng cực tốt khi bạn cảm thấy ốm yếu. Ngoài ra, nó cũng chứa chất chống oxy hóa nên rất tốt cho sức khỏe chúng ta.
Nước canh: Nước canh là món nước súp làm từ thịt hoặc rau, chứa nhiều calo, chất dinh dưỡng và hương vị thơm ngon rất cần thiết khi bạn bị bệnh. Lợi ích của việc uống nước canh nóng khi bị sốt là sẽ cung cấp nước cho cơ thể bạn, hoạt động như một loại thuốc thông mũi tự nhiên. Hãy đảm bảo bạn tự làm tại nhà thay vì mua nó từ những cửa hàng có lượng muối cao.
Trà thảo dược: Trà thảo dược hoạt động như thuốc thông mũi tự nhiên tương tự như súp gà và nước dùng. Chúng giúp làm sạch chất nhầy và chất lỏng ấm, làm dịu kích ứng cổ họng của bạn. Trà thảo dược có chứa polyphenol, một chất chống oxy hóa có đặc tính chống viêm sẽ giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn ngay lập tức.
Tỏi: Tỏi được quảng cáo là một trong những thực phẩm tốt nhất được biết đến để chữa một số bệnh do đặc tính kháng khuẩn, kháng virus và kháng nấm. Allicin, một hợp chất có trong tỏi tạo điều kiện cho chức năng miễn dịch và giảm nguy cơ sốt siêu vi.
Gừng: Khi bạn bị bệnh, bạn có thể buồn nôn thường xuyên hơn và tỏi có thể chống lại nguy cơ này. Gừng có tác dụng kháng khuẩn và chống oxy hóa có lợi khi cảm thấy bị bệnh. Hãy chắc chắn rằng bạn sử dụng gừng trong nấu ăn hoặc uống dưới dạng trà sẽ giúp cơ thể bạn dễ chịu hơn.
Chuối: Khi bạn bị bệnh, vị giác của bạn nhạt nhẽo vì cảm lạnh và sốt. Ăn chuối có lợi vì chúng dễ nhai và nuốt, lại có vị ngọt dễ chịu. Chuối cũng rất giàu vitamin và khoáng chất như kali, mangan, magiê, vitamin C và vitamin B6. Ăn chuối hàng ngày sẽ ngăn bạn khỏi các triệu chứng sốt siêu vi trong tương lai vì làm tăng các tế bào bạch cầu, cải thiện khả năng miễn dịch và tăng cường sức đề kháng của bạn với bệnh tật.
Quả mọng: Quả mọng là một nguồn phong phú vitamin, khoáng chất và chất xơ hỗ trợ chức năng hệ thống miễn dịch. Các loại quả mọng như dâu tây, quả việt quất, quả nam việt quất và quả mâm xôi có chứa các hợp chất có lợi như anthocyanin có tác dụng kháng virus mạnh, chống viêm và tăng cường miễn dịch.
Quả bơ: Bơ là một loại trái cây tuyệt vời nên ăn khi bạn bị sốt siêu vi vì chúng chứa các chất dinh dưỡng thiết yếu mà cơ thể bạn cần trong thời gian này. Chúng dễ nhai và tương đối nhạt nhẽo. Bơ chứa chất béo lành mạnh như axit oleic giúp giảm viêm và cũng đóng vai trò rất lớn trong tăng cường miễn dịch.
Trái cây cam quýt: Những loại trái cây như chanh, cam, bưởi chứa hàm lượng vitamin C rất lớn, giúp giảm viêm và tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn để giúp chống lại sốt siêu vi. Ở Ấn Độ, từ thời cổ đại, trái cây họ cam quýt được biết đến với các đặc tính chữa bệnh cực tốt.
Rau lá xanh: Các loại rau lá xanh như rau diếp romaine, rau bina và cải xoăn rất giàu vitamin, khoáng chất và chất xơ cùng các hợp chất thực vật có lợi. Những hợp chất thực vật này hoạt động như chất chống oxy hóa giúp chống viêm. Những loại rau lá xanh này cũng được biết đến với đặc tính kháng khuẩn và kháng virus có thể tránh được bệnh cảm lạnh và sốt siêu vi thông thường.
Thực phẩm giàu protein là cá, hải sản, thịt, đậu, các loại hạt và thịt gia cầm. Chúng rất dễ ăn và cung cấp lượng protein tốt, từ đó sẽ cung cấp năng lượng cho cơ thể bạn. Protein được tạo thành từ các axit amin rất quan trọng cho hệ thống miễn dịch khỏe mạnh.
+ Sốt siêu vi kiêng gì?
- Ăn trứng: Trứng chứa nhiều chất dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, trong trứng thường chứa rất nhiều protein nên sau khi ăn sẽ tạo ra một nhiệt lượng lớn. Nếu người bị sốt siêu vi ăn trứng vào sẽ làm cho nhiệt lượng cơ thể tăng lên không phát tán ra ngoài được, do vậy sốt càng cao dẫn đến lâu khỏi.
- Ăn tỏi, ớt, tiêu: Khi bị sốt siêu vi, sự trao đổi chất của cơ thể sẽ hoạt động mạnh hơn. Gừng, ớt, tiêu, tỏi và nhiều đồ ăn cay khác có thể dẫn đến sản xuất rất nhiều nhiệt trong cơ thể và làm cho người bị bệnh sốt siêu vi càng nặng thêm.
- Uống nước đá: Trong quá trình bị sốt siêu vi, nếu bạn uống quá nhiều nước lạnh sẽ khiến nhiệt độ của cơ thể không những không thuyên giảm mà còn sốt cao hơn rất nguy hiểm cho người bệnh.
Cách chăm sóc cho bệnh nhân bị lây bệnh sốt siêu vi ở trẻ
Trong nhiều trường hợp người bệnh sốt siêu vi có thể chăm sóc tại nhà. Khi đó, người nhà có thể chăm sóc cho người bệnh theo những bước dưới đây:
- Cặp nhiệt độ để theo dõi nhiệt độ thường xuyên của bệnh nhân. Khi có dấu hiệu sốt cao trên 38,5 độ C thì cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện kịp thời.
- Cho bệnh nhân uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ.
- Bệnh nhân cần mặc quần áo thông thoáng.
- Cho bệnh nhân uống đủ nước để tránh mất nước, đồng thời ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng.
Biện pháp phòng tránh bệnh sốt siêu vi cho trẻ
Phòng bệnh vẫn tốt hơn chữa bệnh, vì thế tốt nhất mỗi người hãy tự chăm sóc bản thân bằng những việc làm thiết thực để phòng ngừa sốt siêu vi. Cụ thể là:
- Cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn hàng ngày. Đặc biệt nên tăng cường các loại trái cây, rau xanh giàu vitamin C để tăng sức đề kháng, tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể,…
- Tập luyện thể dục thể thao đều đặn để có một cơ thể khỏe mạnh, phòng ngừa các tác nhân gây bệnh.
- Hạn chế đến những nơi đông người.
- Làm việc khoa học và nghỉ ngơi hợp lý, không thức khuya thường xuyên.
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Thường xuyên vệ sinh môi trường sống, sử dụng nguồn nước sạch và thực hiện ăn chín, uống sôi.
Hy vọng với những thông tin này sẽ giúp bạn hiểu rõ về việc sốt siêu vi có lây không, để từ đó có kế hoạch phòng tránh bệnh cho bản thân và những người xung quanh.
Trên đây là tất cả những gì có trong Sốt siêu vi ở trẻ em có lây không? nên ăn gì? kiêng gì cho nhanh khỏi bệnh? mà chúng tôi muốn chia sẻ với các bạn. Bạn ấn tượng với điều gì nhất trong số đó? Liệu chúng tôi có bỏ sót điều gì nữa không? Nếu bạn có ý kiến về Sốt siêu vi ở trẻ em có lây không? nên ăn gì? kiêng gì cho nhanh khỏi bệnh?, hãy cho chúng tôi biết ở phần bình luận bên dưới. Hoặc nếu thấy bài viết này hay và bổ ích, xin đừng quên chia sẻ nó đến những người khác.
Bạn cần đưa danh sách của mình lên tngayvox.com? Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ đăng bài viết!
Để lại một bình luận