Lịch tiêm chủng mở rộng 2020: Cập nhật những thông tin TCMR mới nhất : Tiêm chủng mở rộng là tiêm phòng các loại vắc xin do nhà nước phải trả tiền để mua và được các tổ chức quốc tế hỗ trợ. Việc TCMR đầy đủ có tác dụng bảo vệ bé yêu trước rất nhiều căn bệnh nguy hiểm. Lịch tiêm chủng cho các bé, các trẻ mà các mẹ cần biết, cùng những thông tin mới nhất được…
Lịch tiêm chủng mở rộng 2020: Cập nhật những thông tin TCMR mới nhất : Tiêm chủng mở rộng là tiêm phòng các loại vắc xin do nhà nước phải trả tiền để mua và được các tổ chức quốc tế hỗ trợ. Việc TCMR đầy đủ có tác dụng bảo vệ bé yêu trước rất nhiều căn bệnh nguy hiểm. Lịch tiêm chủng cho các bé, các trẻ mà các mẹ cần biết, cùng những thông tin mới nhất được tngayvox.com cập nhật liên tục cụ thể sau đây
+ Tiêm chủng mở rộng là gì?
Tại Việt Nam hiện nay có 2 loại hình tiêm chủng là Tiêm chủng mở rộng và Tiêm chủng dịch vụ.
- Tiêm chủng dịch vụ là tiêm phòng các loại vắc xin và kháng huyết thanh mà người được tiêm phải trả tiền.
- Tiêm chủng mở rộng là tiêm phòng các loại vắc xin do nhà nước phải trả tiền để mua và được các tổ chức quốc tế hỗ trợ.
Vắc xin trong Chương trình TCMR hay vắc xin dịch vụ trước khi đưa vào sử dụng đều phải được Bộ Y tế cấp phép lưu hành; được kiểm định tính an toàn và hiệu quả chặt chẽ. Vì vậy không thể nói là “vắc xin dịch vụ tốt hơn vắc xin miễn phí” trong Chương trình TCMR.
Thực tế là trên 90% trẻ em dưới 1 tuổi đã được sử dụng các vắc xin trong Chương trình TCMR hàng năm. So với trước khi triển khai tiêm chủng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trong Chương trình TCMR đã giảm rõ rệt, từ hàng chục đến hàng trăm lần. Một số bệnh đã được thanh toán và loại trừ: bệnh Bại liệt đã được thanh toán từ năm 2000, bệnh uốn ván sơ sinh đã được loại trừ từ năm 2005. Các bà mẹ hãy tin tưởng và đưa trẻ đi tiêm các vắc xin trong Chương trình TCMR. Trẻ cần được tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch để mang lại hiệu quả phòng bệnh tốt nhất.
+ Mục đích tiêm chủng mở rộng 2019- 2020
Thông tư 34/2018/TT-BYT của Bộ Y tế, ban hành ngày 16/11/2018
Ngày ban hành: 16/11/2018
Thông tư 34/2018/TT-BYT của Bộ Y tế, ban hành ngày 16/11/2018 quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 104/2018/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng, bao gồm các nội dung chính:
- Quy định về cấp phát, tiếp nhận vắc xin
- Bảo quản vắc xin và dung môi trong thiết bị dây chuyền lạnh
- Bảo quản vắc xin trong buổi tiêm chủng
- Vận chuyển vắc xin
- Bảo dưỡng thiết bị dây chuyền lạnh, giám sát việc bảo quản vắc xin trong dây chuyền lạnh
- Quản lý đối tượng
- Bố trí, sắp xếp tại điểm tiêm chủng cố định và điểm tiêm chủng lưu động
- Khám sàng lọc và tư vấn trước tiêm chủng
- Thực hiện tiêm chủng
- Theo dõi sau tiêm chủng
- Tổ chức chiến dịch tiêm chủng và tiêm chủng tại nhà
- Phát hiện, xử trí và báo cáo tai biến nặng sau tiêm chủng
- Điều tra tai biến nặng sau tiêm chủng
- Đánh giá nguyên nhân tai biến nặng sau tiêm chủng
- Chế độ báo cáo
- Hình thức, nội dung báo cáo
- Quy trình và thời gian báo cáo định kỳ
- Quy trình và thời gian báo cáo đột xuất
- Quy trình và thời gian báo cáo hàng ngày
- Quản lý hồ sơ
- Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2019
Thông tư 12/2014/TT-BYT ngày 20/3/2014 của Bộ Trưởng Bộ Y tế hướng dẫn việc sử dụng vắc xin trong Tiêm chủng mở rộng hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành
(Thông tư tại file kèm theo)
+ Tiêm chủng mở rộng cho trẻ em ở đâu?
Lịch tiêm chủng ở các điểm tiêm chủng thường không giống nhau. Một số điểm tiêm chủng triển khai tiêm phòng hàng ngày nhưng giới hạn số lượng trẻ được tiêm để có thể theo dõi sát sao từng bé. Một số điểm tiêm chủng khác lại có lịch tiêm cố định, theo đó, trong một ngày chỉ tiêm một loại thuốc nhất định.
Chương trình tiêm chủng mở rộng được triển khai trên mọi tỉnh thành, không lệ thuộc địa chỉ thường trú nên các bố mẹ có thể đưa con đến trạm y tế nơi mình đang cư trú để đăng ký chích ngừa cho trẻ.
- Sốt siêu vi nên ăn gì
+ Tiêm chủng mở rộng gồm những mũi nào?
1. Vacxin BCG: Vacxin này phòng bệnh lao và được tiêm càng sớm càng tốt sau khi sinh.
2. Vacxin viêm gan B liều sơ sinh: Được tiêm để phòng bệnh viêm gan B, cần được tiêm trong vòng 24h sau sinh.
3. Vacxin Quinvaxem: Được tiêm để phòng bệnh Bạch hầu- Ho gà- Uốn ván-Viêm gan B- và viêm phổi, viêm màng não do vi khuẩn Hib. Loại vacxin này được tiêm 3 mũi:
- – Mũi tiêm thứ 1: khi trẻ 2 tháng tuổi
- – Mũi tiêm thứ 2: khi trẻ 3 tháng tuổi
- – Mũi tiêm thứ 3: khi trẻ 4 tháng tuổi
4. Vacxin bại liệt (OPV): Được uống để phòng bệnh bại liệt. Có ba liều uống:
- – Uống liều thứ 1: khi trẻ 2 tháng tuổi
- – Uống liều thứ 2: khi trẻ 3 tháng tuổi
- – Uống liều thứ 3: khi trẻ 4 tháng tuổi
- Đầu năm 2016 trẻ 4 tháng tuổi còn được tiêm một liều vacxin bại liệt bất hoạt để phòng bệnh.
5. Vacxin sởi: Được tiêm để phòng bệnh sởi. Gồm có 2 mũi tiêm.
- – Mũi tiêm thứ 1: khi trẻ 9 tháng
- – Mũi tiêm thứ 2: khi trẻ 18 tháng**
Từ cuối năm 2015, vacxin phối hợp sởi-rubella sẽ được tiêm thay thế Vacxin sởi đơn khi trẻ 18 tháng.
6. Vacxin tiêm nhắc bạch hầu, uốn ván và ho gà (DPT): Tiêm khi trẻ được 18 tháng.
7. Vacxin viêm não Nhật Bản: Cần tiêm cho trẻ 3 mũi để phòng bệnh viêm não Nhật Bản.
- – Mũi thứ 1: 1 tuổi
- – Mũi thứ 2: cách mũi thứ nhất 2 tuần.
- – Mũi thứ 3: sau mũi thứ 2 một năm.
8. Vacxin tả: Cần cho trẻ trong độ tuổi 2-5 trong các vùng có nguy cơ xảy ra dịch uống 2 liều
9. Vacxin thương hàn: Tiêm phòng cho trẻ từ 3-10 tuổi, đặc biệt là ở các vùng có nguy cơ dịch.
10. Vacxin uốn ván: Cần tiên ít nhất 2 mũi cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (15-45 tuổi) và tiêm cho trẻ ngay từ khi sinh ra để bảo vệ khỏi bệnh uốn ván.
+ Cách đăng nhập cổng tiêm chủng mở rộng 2019
Phần mềm quản lý tiêm chủng quốc gia được Bộ Y tế xây dựng để nắm bắt được số lượng trẻ tiêm chủng trong tháng và qua đó có những can thiệp kịp thời để nâng tỷ lệ tiêm chủng tại các địa phương có tỷ lệ thấp.
Khi đăng ký tại phần mềm quản lý tiêm chủng này, phụ huynh sẽ được biết con tiêm mũi thứ mấy và tiêm đầy đủ các mũi trước chưa… Cha mẹ cũng chỉ cần đọc tên con và mã số là có thể tiêm cho con ở bất cứ đâu. Đặc biệt, cha mẹ sẽ nhận được tin nhắn nhắc lịch tiêm cho trẻ.
Tại địa chỉ sotiemchung.vncdc.gov.vn, phụ huynh có thể đăng ký tài khoản để tạo sổ tiêm chủng trực tuyến. Tuy nhiên, trước khi đăng ký tại địa chỉ này, phụ huynh nhớ đăng ký số điện thoại với trạm y tế hoặc cơ sở tiêm chủng. Sau đó, các cha mẹ sẽ được cấp mã số truy cập tra cứu thông tin trên phần mềm.
Nếu phụ huynh thay đổi số điện thoại, muốn tiếp tục theo dõi hay tra cứu thông tin thì phải ra trạm y tế để thông báo đổi số điện thoại. Việc tiêm chủng đầy đủ có tác dụng bảo vệ bé yêu trước rất nhiều căn bệnh nguy hiểm. Thế nhưng, rất nhiều tình huống thực tế phát sinh có thể làm bố mẹ trở nên bối rối, chẳng hạn như bé bị ốm và lỡ mũi chích ngừa, điểm tiêm dịch vụ hết thuốc…
Lịch tiêm chủng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ theo độ tuổi như sau:
Tiêm chủng đối với Giai đoạn sơ sinh:
- Tiêm vắc xin Viêm gan B (VGB) mũi 0 trong 24 giờ đầu sau sinh
- Tiêm vắc xin BCG Phòng bệnh lao
Tiêm chủng cho các bé 2 tháng
- Tiêm vắc xin bạch hầu – ho gà – uốn ván – viêm gan B – Hib mũi 1 mũi 1 (vắc xin 5 trong 1)
- Uống vắc xin bại liệt lần 1
Tiêm chủng cho các bé 3 tháng
- Tiêm vắc xin bạch hầu – ho gà – uốn ván – viêm gan B – Hib mũi 1 mũi 2
- Uống vắc xin bại liệt lần 2
Tiêm phòng cho các bé 4 tháng
- Tiêm vắc xin bạch hầu – ho gà – uốn ván – viêm gan B – Hib mũi 3
- Uống vắc xin bại liệt lần 3
Tiêm chủng cho các bé 9 tháng:
- Tiêm vắc xin sởi mũi 1
Tiêm chủng cho các bé từ 12 tháng tuổi
- Vắc xin Viêm não Nhật Bản mũi 1
- Vắc xin Viêm não Nhật Bản mũi 2 (hai tuần sau mũi 1)
- Vắc xin Viêm não Nhật Bản mũi 3 (một năm sau mũi 2)
Tiêm chủng cho các bé 18 tháng
- Tiêm vắc xin bạch hầu – ho gà – uốn ván mũi 4
- Tiêm vắc xin sởi – rubella (MR)
Tiêm chủng cho trẻ từ 2 đến 5 tuổi:
- Vắc xin Tả 2 lần uống (vùng nguy cơ cao) (lần 2 sau lần một 2 tuần)
Tiêm chủng cho các trẻ từ 3 đến 10 tuổi
- Vắc xin Thương hàn tiêm 1 mũi duy nhất (vùng nguy cơ cao)
- Qua 9 tuổi, HPV nguy cơ ung thư cổ tử cung (3 mũi trong 6 tháng)
Theo dõi sau khi tiêm chủng: Sau tiêm chủng trẻ có thể có phản ứng của trẻ thường nhẹ: trẻ có thể sốt nhẹ, bó bú, quấy khóc…
Lịch tiêm chủng mở rộng: Tiêm phòng giúp trẻ tăng sức đề kháng chống lại các bệnh truyền nhiễm hoặc một số bệnh nguy hiểm. Chi phí dành cho chủng ngừa thấp hơn rất nhiều lần so với chi phí điều trị và chăm sóc y tế nếu trẻ bị mắc bệnh. Vì vậy để đảm bảo con cái khỏe mạnh, các phụ huynh cần đưa con nhỏ đi tiêm ngừa đầy đủ và đúng lịch. Sau tiêm chủng, cho trẻ ở lại theo dõi 30 phút tại khu vực chờ để phát hiện sớm các phản ứng sau tiêm có thể xảy ra.
Tags: tiêm chủng mở rộng, tiêm chủng mở rộng 2019, lịch tiêm chủng mở rộng 2019, tiêm chủng mở rộng ở đâu, tiêm chủng mở rộng cho bé, tiêm chủng mở rộng cho trẻ, lịch tiêm chủng mở rộng 2020
Trên đây là tất cả những gì có trong Lịch tiêm chủng mở rộng 2020: Cập nhật những thông tin TCMR mới nhất mà chúng tôi muốn chia sẻ với các bạn. Bạn ấn tượng với điều gì nhất trong số đó? Liệu chúng tôi có bỏ sót điều gì nữa không? Nếu bạn có ý kiến về Lịch tiêm chủng mở rộng 2020: Cập nhật những thông tin TCMR mới nhất, hãy cho chúng tôi biết ở phần bình luận bên dưới. Hoặc nếu thấy bài viết này hay và bổ ích, xin đừng quên chia sẻ nó đến những người khác.
Bạn cần đưa danh sách của mình lên tngayvox.com? Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ đăng bài viết!
Để lại một bình luận