Làm sao để không bị trật nhịp?
Một số người may mắn, bẩm sinh đã cảm nhịp tốt. Nhưng đa số khi bắt đầu tập hát đều mắc lỗi trong việc giữ nhịp, giữ tốc độ. mTrend sẽ đưa ra vài “mẹo” cơ bản cùng một số bài luyện tập cực kỳ hữu dụng giúp các bạn “chỉnh lại cho chuẩn” những lỗi thường gặp và cải thiện khả năng cảm nhịp.
Cấu trúc một bài hát cũng như cơ thể con người, phần nhạc và lời là các chi thể, còn phần nhịp là khung xương giữ cho các bộ phận ăn khớp với nhau và chuyển động nhịp nhàng.
Để hát đúng nhịp, bạn cần có cảm nhịp tốt. Khả năng cảm nhịp cùng với cảm âm, là những tiêu chuẩn cơ bản và quan trọng quyết định “chất lượng” ca hát của bạn.
1. Cảm nhịp là gì? Làm sao để luyện cảm nhịp?
Là một ca sĩ, chắc hẳn bạn sẽ luôn nghe người khác nhắc đến từ ‘cảm nhịp’ khi nói về nhịp và ca hát.
Cảm nhịp là cách chúng ta bắt nhịp của một bài hát dựa vào cảm nhận, đôi khi bằng cơ thể và thể hiện nó qua những chuyển động như nhún nhảy, lắc lư theo bài hát, hay thậm chí là “quẩy hết mình” trên sân khấu.
Khi có được cảm nhịp tốt, bạn có thể “ngẫu hứng” thêm thắt một số thay đổi trong cách hát và trong nhịp điệu, để bài hát vẫn theo cấu trúc nhịp cơ bản của nó, nhưng có thêm được những sáng tạo từ riêng bạn. Những chuyển động của bạn sẽ rơi chính xác vào từng nhịp một và đồng điệu với từng nhấn nhá trong bài hát. Khán giả sẽ thấy được ở bạn sự chuyển động và hòa mình cùng âm nhạc.
Cùng mTrend luyện cảm nhịp để “quẩy hết mình” trên sân khấu
Để cảm thụ nhịp tốt, cần rất nhiều thời gian tập luyện. Điều quan trọng là phải bắt đầu từ căn bản để có một nền tảng thật tốt trước khi có thể “quẩy hết mình” trên sân khấu. Bạn có thể tham khảo thêm cách nhận biết và nắm bắt nhịp tại phần 2 và 3 trong bài viết, hoặc nghe những ca sĩ mà bạn hâm mộ và phân tích xem tại sao bạn lại yêu mến cách hát của họ. Lý do rất có thể là do họ có cảm nhịp tốt!
2. Cấu trúc nhịp căn bản của một bài hát:
Có rất nhiều loại nhịp và cấu trúc nhịp. Nhịp Đơn với một trọng âm (phách mạnh) trong một ô nhịp (Ví dụ: Nhịp 2/4, nhịp 2/8, nhịp 3/4, nhịp 3/8) và Nhịp Kép, có từ 2 phách mạnh trở lên và có thể do 2 hay nhiều nhịp đơn tạo thành (Ví dụ: Nhịp 4/4, nhịp 4/8, nhịp 6/8, nhịp 9/8…)
Nhưng cơ bản nhất là hai nhịp 3/4 và nhịp 4/4. Một bài hát được phân nhỏ thành các khuông nhạc, mỗi khuông thường sẽ có 3 đến 4 nhịp. Một nhịp điệu gần như sẽ được lặp đi lặp lại xuyên suốt bài hát.
Xem thêm: Công thức tính diện tích và thể tích hình nón
Khuông nhịp 3/4 – mTrend chia sẻ
Ví dụ, khi nhảy điệu waltz, bạn có thể dễ dàng đếm được “1, 2, 3, 1, 2, 3…” nhiều lần liên tục và xuyên suốt cả bài nhảy. Điều này có nghĩa, một điệu waltz sẽ có nhịp 3/4, với 3 nhịp trong mỗi khuông nhạc.
Tương tự với các bài hát nhịp 4/4 với 4 nhịp trong mỗi khuông nhạc, bạn cũng có thể đếm “1, 2, 3, 4, 1, 2, 3, 4…” xuyên suốt cả bài.
Khuông nhịp 4/4 – mTrend chia sẻ
Thử vỗ tay theo nhịp 3 hay 4 khi hát, bạn sẽ tìm được cấu trúc nhịp phù hợp với bài hát dễ dàng hơn. Và một khi đã nắm được nhịp điệu cơ bản, bạn cũng sẽ nhận biết được nhịp đầu tiên trong mỗi khuông nhạc.
Thông thường, nhịp đầu tiên của khuông nhạc khi hát sẽ được nhấn mạnh, hoặc ít nhất chúng ta sẽ nhấn mạnh nó bằng chuyển động của cơ thể. Dựa vào đó, bạn sẽ biết lúc để vào bài và lúc nào ngưng hát, Nhịp đầu tiên trong mỗi khuông nhạc cũng sẽ giúp bạn biết được nên nghỉ bao lâu trước khi bắt đầu hát câu tiếp theo.
3. Làm sao để vào bài đúng nhịp?
Bạn luôn vào bài trễ hơn so với nhạc? Đó là do bạn chưa nắm được thời gian và nhịp của bài hát đấy thôi. Cách đơn giản để nhận biết nhịp vào là “bắt” được tiếng trống mở bài. Điều này cũng sẽ giúp bạn nhận biết và bắt được nhịp đầu tiên của từng khuông nhạc, và dẫn dắt bạn xuyên suốt cả bài hát.
“Bắt” được tiếng trống đầu bài là bí quyết của mTrend để vào bài hát đúng nhịp
Nếu bài hát không có trống, hãy lắng nghe tiếng đàn piano hay guitar và nắm bắt những trọng âm, nhấn nhá trong cách chơi. Trong bài hát luôn sẽ có một vài nốt nhạc hoặc hợp âm nghe lớn và mạnh mẽ hơn, một số khác sẽ nhẹ nhàng hơn. Các nhịp đầu tiên của từng khuông nhạc thông thường sẽ được nhấn mạnh, bạn có thể dựa vào đó để biết khi nào bắt đầu vào bài hát.
Bạn cũng có thể tự nhịp chân hoặc vỗ tay đều đặn theo tiếng nhạc khi hát để nắm được tốc độ và nhịp của bài. Đây là một “mẹo” mà các ca sĩ thường hay sử dụng. Khi đã nắm được đều đặn nhịp điệu cơ bản, bạn sẽ đếm được có bao nhiêu nhịp từ lúc nhạc bắt đầu cho đến phần trống vào bài. Bạn cũng sẽ biết được quãng nhạc dạo đầu kéo dài trong bao lâu và bạn cần đếm bao nhiêu nhịp trước khi bắt đầu hát.
Xem thêm:
KỸ NĂNG PHÂN LOẠI VÀ LƯU TRỮ BẢN NHẠC MỘT CÁCH CHUYÊN NGHIỆP
Cách đặt tay đúng khi chơi piano không phải ai cũng biết
4. Vỗ tay theo nhạc để luyện cảm nhịp:
Xem thêm: MobiFone Music Contest – MMC 2016
Một trong những cách để cảm nhịp tốt hơn đó là vỗ tay theo nhịp bài hát, đơn giản chỉ là vỗ “1, 2, 3, 4” theo nhịp điệu 4/4.
Một cách vỗ tay khác để cải thiện cảm nhịp đó là vỗ theo giai điệu người ca sĩ hát. Bạn chỉ cần lắng nghe người ca sĩ và lời bài hát, sau đó vỗ theo thành nhịp, thay vì hát theo. Điều này sẽ giúp bạn nhận thức được cấu trúc nhịp điệu của bài hát, cũng như khi nào bắt đầu hát, khi nào dừng. Bạn cũng sẽ biết nên nghỉ bao lâu trước khi bắt đầu hát câu tiếp theo.
Lý do chính mà việc vỗ tay cải thiện cảm nhịp là bởi vì nó kéo theo bộ phận khác của cơ thể – bàn tay của bạn – thay vì chỉ dùng miệng để hát. Nếu bạn có thể phối hợp vỗ tay cả khi đang hát, điều đó có nghĩa bạn đã cải thiện cảm nhịp của mình rất nhiều và đã có thể giữ được một tốc độ đều đặn.
5. Tìm sự đồng điệu trong cách hát và chuyển động cùng với bài hát:
Với những bạn mới bắt đầu, hãy thử tập chuyển động sau: Lắc lư theo nhạc từ trái sang phải và đếm “1, 2, 3, 4”. Dễ thôi mà phải không?
Mỗi lần bạn đếm “1, 2”, nghiêng về bên trái. Mỗi lần đếm “3, 4”, nghiêng về bên phải. Nếu bạn có thể làm điều này một cách dễ dàng và nhịp nhàng, trên cơ bản, bạn đã cảm được nhịp và giữ nhịp đều.
Còn bây giờ hãy đếm số nhịp trong bài hát, và trong khi đếm, hãy lắc lư từ trái sang phải theo từng nhịp một. Hãy tưởng tượng bạn là một con lắc, chuyển động từ trái sang phải, và vẫn giữ đúng nhịp và tốc độ của bài hát.
Khi đã thực hiện được chuyển động trên, bạn có thể thử bước chân phải một bước sang bên phải, và khép chân lại bằng cách kéo chân trái về phía bên phải. Sau đó, bước chân trái sang bên trái và rồi lại khép chân bằng cách kéo chân phải sang bên trái. Bạn cũng có thể áp dụng chuyển động bước sang ngang này khi hát.
Kết hợp chuyển động bước sang bên cùng với nhịp của bài hát, giữ tốc độ chính xác sao cho mỗi bước chân trùng khớp với nhịp chính của bài hát. Thực hiện được động tác này thì bạn không chỉ đã cảm nhịp được mà còn tiến dần đến việc cải thiện khả năng cảm nhịp bằng cơ thể!
mTrend hi vọng với những bí quyết trên, bạn đã có thể nắm được những nguyên tắc cơ bản trong việc giữ đúng nhịp. Thường xuyên theo dõi mTrend để cập nhật những bài học nhạc bổ ích các bạn nhé!
Xem thêm:
HARMONICA TREMOLO, SỰ LỰA CHỌN HOÀN HẢO CHO NGƯỜI NHẬP MÔN HARMONICA
Trên đây là tất cả những gì có trong Làm sao để không bị trật nhịp? mà chúng tôi muốn chia sẻ với các bạn. Bạn ấn tượng với điều gì nhất trong số đó? Liệu chúng tôi có bỏ sót điều gì nữa không? Nếu bạn có ý kiến về Làm sao để không bị trật nhịp?, hãy cho chúng tôi biết ở phần bình luận bên dưới. Hoặc nếu thấy bài viết này hay và bổ ích, xin đừng quên chia sẻ nó đến những người khác.
Bạn cần đưa danh sách của mình lên tngayvox.com? Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ đăng bài viết!
Để lại một bình luận