Chia sẻ 20 địa điểm du lịch ở Thái Nguyên đẹp nhất đừng bỏ lỡ vào dịp 30/4: Hãy du lịch miền bắc vào 30/4 thân yêu và hấp dẫn với các địa điểm du lịch ở Thái nguyên đẹp và nên thơ. Dưới đây, tngayvox.com giới thiệu và chia sẻ 20 địa điểm du lịch ở thái nguyên hấp dẫn và tuyệt vời.
+ Chia sẻ 20 địa điểm du lịch ở Thái Nguyên đẹp nhất đừng bỏ lỡ vào dịp 30/4
Hãy…
Chia sẻ 20 địa điểm du lịch ở Thái Nguyên đẹp nhất đừng bỏ lỡ vào dịp 30/4: Hãy du lịch miền bắc vào 30/4 thân yêu và hấp dẫn với các địa điểm du lịch ở Thái nguyên đẹp và nên thơ. Dưới đây, tngayvox.com giới thiệu và chia sẻ 20 địa điểm du lịch ở thái nguyên hấp dẫn và tuyệt vời.
+ Chia sẻ 20 địa điểm du lịch ở Thái Nguyên đẹp nhất đừng bỏ lỡ vào dịp 30/4
Hãy du lịch miền bắc vào 30/4 thân yêu và hấp dẫn với các địa điểm du lịch ở Thái nguyên đẹp và nên thơ. Dưới đây, tngayvox.com giới thiệu và chia sẻ 20 địa điểm du lịch ở thái nguyên hấp dẫn và tuyệt vời. Các địa điểm du lịch Hứa hẹn sẽ mang đến cho mọi người những trải nghiệm khó quên trong dịp nghỉ lễ 30/4 này đó.
Xem thêm bài:
- các điểm du lịch ở Đà Lạt nổi tiếng
- Những điểm du lịch đẹp nhất ở Sapa
+ Địa điểm du lịch ở Thái Nguyên đẹp nhất
1. Hồ Núi Cốc
Điểm du lịch Thái Nguyên nổi tiếng nhất là Hồ Núi Cốc. Cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 15km, Hồ Núi Cốc nổi tiếng với vẻ đẹp thiên nhiên cùng sắc màu truyền thuyết về nàng Công – chàng Cốc.
Trong hồ có hơn 89 hòn đảo, mỗi đảo lại mang những đặc trưng riêng như đảo là rừng cây xanh, có đảo lại là nơi trú ngụ của đàn cò, có đảo là quê hương của loài dê, hay có đảo là nơi thờ bà Chúa Thượng Ngàn. Sự tĩnh lặng của mặt hồ cùng với nét bí ẩn của các hòn đảo đã tạo nên một màu sắc lôi cuốn, thu hút với những du khách khi tới đây.
2. Hang Phượng Hoàng – Suối Mỏ Gà
Điểm du lịch Thái Nguyên hấp dẫn ở Hang Phượng Hoàng – Suối Mỏ Gà là một khu thắng cảnh du lịch nổi tiếng của tỉnh Thái Nguyên. Hang Phượng Hoàng nằm trên núi Phượng Hoàng thuộc xã Phú Thượng huyện Võ Nhai. Cách thành phố Thái Nguyên 45 km và nằm rất gần quốc lộ 1B (Thái Nguyên – Lạng Sơn) ở vị trí sát ranh giới giữa hai tỉnh.
Hang Phượng Hoàng
Hang Phượng Hoàng nằm ở lưng chừng núi, có chu vi 380 m, từ trần hang đến đáy hang khoảng trên 70m. Đáy hang có mỏ nước lạnh trong vắt. Hang gồm có 3 tầng: Tầng thượng là hang Dơi, tầng giữa gọi là hang Sáng, tầng cuối gọi là hang Tối.
Hang Sáng rộng và thoáng, ánh sáng ở cả ba cửa hang chính chiếu vào những nhũ đá hay thạch nhũ trong hang lung linh, huyền ảo. Các nhũ đá trong hang có nhiều hình thù kỳ lạ. Có thể liên tưởng đến nhiều hình ảnh như hổ, báo, voi hay cây bút, người vũ nữ…
Suối Mỏ Gà và Hang Mỏ Gà
Dưới chân núi Phượng Hoàng là hang Mỏ Gà. Được đặt theo tên dòng suối Mỏ Gà chảy ra từ trong lòng hang. Hang Mỏ Gà cách hang Phượng Hoàng chỉ 100 m. Hang rộng chừng 10-15m, cao 2m-15m, chiều sâu của hang 150- 200m. Nước suối Mỏ Gà chảy ra tạo thành một thác nước nhỏ với độ cao 2 m.
Nước suối nói chung chỉ sâu đến đầu gối, song lại có vũng nước nhỏ sâu như bể bơi. Du khách có thể tận hưởng cảm giác leo lên vách hang cao 10m và nhảy xuống. Vì là dòng suối chảy trong hang nên nếu muốn khám phá phải dùng đèn pin. Suối Mỏ Gà nhiều thác ghềnh dài khoảng 10–15 m. Dòng nước chảy tại những ghềnh thác này được ví như những dải lụa.
3. Đồi chè Tân Cương
Với 20 ngàn ha chè chuyên canh trên toàn tỉnh thì có tới 17 ngàn ha là chè đặc sản. Những đồi chè ngút ngàn xanh mướt của Thái Nguyên hôm nay không đơn thuần chỉ là sản phẩm thuần nông của vùng đồi núi Trung du Bắc bộ, mà đang dần từng bước trở thành sản phẩm du lịch, được du khách trong và ngoài nước yêu thích.
Bạn không chỉ được ngắm nhìn thỏa thích trong hương trà thơm quyến rũ mà còn được trải nghiệm khi hóa thân thành những người trồng chè thoăn thoắt hái những búp chè xanh non cho đến khi nặng cái gùi sau lưng, bạn sẽ được mang về nơi chế biến để thử làm một nghệ nhân chế biến trà: từ làm héo, vò, sao chè, rồi tự tay mình làm ra những búp chè quăn tít, ngào ngạt hương. Bạn sẽ cảm hết được cái gian khó lao động từ những búp chè bé tí và vị chát ngọt ngào của chúng, sâu lắng biết nhường nào. Thái Nguyên có tới chín vùng trà, mỗi vùng đều có những nét đặc trưng riêng, từ trồng, thu hoạch đến chế biến và đặc biệt là hương vị trong phẩm cấp trà của mỗi vùng đều khác nhau…
Nằm cách trung tâm thành phố Thái Nguyên khoảng 10km về phía Tây Nam, diem du lich thai nguyen tại Tân Cương được thiên nhiên ban tặng khung cảnh thiên nhiên thơ mộng. Những gốc chè được trồng trên những ngọn đồi thoai thoải, hướng về phía mặt trời mọc để có thể hấp thụ những tinh hoa của khí trời. Nhìn từ xa, những đồi chè như những con thằn lằn khổng lồ, hiền lành đang phơi mình dưới cái nắng vàng của Bắc Bộ. Có lẽ vì thế mà những ngọn đồi ở đây được người dân đặt tên là đồi Thằn Lằn.
4. Hồ Suối Lạnh
Nằm dưới chân núi Hàm Lợn của dãy núi Tam Đảo, hồ Suối Lạnh thuộc xã Thành Công, huyện Phổ Yên, tiếp giáp với Sóc Sơn, Hà Nội. Hồ với diện tích gần 50 ha, có suối nước trong, có đồi núi, rừng cây tạo cảnh quan non xanh, rất phù hợp để phát triển du lịch nghỉ dưỡng.
5. Hồ Kim Đĩnh
Dulich Hồ Kim Đĩnh rộng hơn 35ha xen lẫn với các cánh rừng xanh biếc ngút ngàn. Những thung lũng tự nhiên, các triền đồi bát úp cùng các hẻm núi nhô ra tạo nên các eo, các bán đảo hoang sơ đến kỳ lạ. Bao quanh hồ là rừng thông, keo, bạch đàn lâu năm. Thảm thực vật tại đây rất phong phú với nhiều cây hoa tự nhiên mang đến một không gian thanh bình, tĩnh lặng.
Hồ Kim Đĩnh thuộc Xã Tân Kim, huyện Phú Bình, Tỉnh Thái Nguyên. Hồ Kim Đĩnh, là nơi “đắc địa” hội tụ “sinh khí” của thiên nhiên, của trời và đất. Nơi đây vẫn giữ được nét nguyên sơ của thiên nhiên ban tặng. Nằm lọt trong khu vực rừng cây hồ nước tự nhiên, đồi bát úp, không khí trong lành. Cảnh quan thơ mộng và vẻ đẹp yên bình của làng quê Việt Nam. Mang đến một không gian sống tuyệt vời để nghỉ ngơi, thư giãn, vui chơi giải trí.
6. Động Linh Sơn
Động nằm ở núi Hột, còn có tên gọi là động Hang Dơi, ở xóm Núi Hột, xã Linh Sơn, huyện Đồng Hỷ, cách trung tâm thành phố Thái Nguyên khoảng 4 km theo hướng Đông Bắc. Động gồm có hai hang đá lớn là hang Thiên và hang Địa.
Trong động có nhiều khối nhũ trông giống hình tượng phật, hình mẹ bồng con, hình con voi, con hổ, hay đôi rồng uốn lượn rất đẹp. Ngay cửa động có một tấm bia chữ Hán được khắc vào vách đá, mang tựa đề “Trùng tu Linh Sơn động” niên đại thời Lê. Thắng cảnh động Linh Sơn đã được xếp hạng di tích cấp Quốc gia vào năm 1999.
7. Thác Nậm Rứt
Thác Nậm Rứt – tiếng Tày có nghĩa là thác Mưa Rơi, nằm cách trung tâm thành phố Thái Nguyên khoảng 35 km.
Vào mùa mưa, những dòng nước trắng xóa ào ào đổ xuống dòng sông Nghinh Tường đã tạo nên một thác lớn. Nhưng về mùa khô thì nước chỉ dùng để ngắm những mảng rêu trên vách đá rơi xuống dòng sông xanh tạo ra sự lấp lánh trên khắp mặt sông dưới ánh nắng vàng.
8. Chùa Thác Vàng
Chùa được đặt trong lòng pho tượng Phật Thích Ca Mâu Ni cao 45 m. Nằm trong quần thể khu du lịch Hồ Núi Cốc. Ngôi chùa gắn với Truyền thuyết Tiên ông chỉ vàng. Chuyện xưa kể rằng:
“Có vợ chồng ông lão nghèo, nhưng rất thương yêu nhau. Ông lão hằng ngày vào rừng đốn củi, hái lượm và săn bắn. Còn bà lão ở nhà nuôi con, quay tơ và dệt vải. Dù vậy, họ luôn sẵn sàng giúp đỡ những người nghèo khó trong vùng. Rồi một ngày, ông lão ốm, không còn sức vào rừng được nữa. Một đêm, trời động, sấm rền vang, mưa xé lá rừng, thác tuôn trào khe núi.
Tiên ông đã hiện về, chỉ cho ông ngọn núi và nói rằng: Con cố đào sâu nơi đây, trời Phật sẽ giúp con đỡ khổ, vì con đã có công cứu giúp mọi người. Khi tỉnh giấc, ông lão đã kể cho bà lão nghe về giấc mơ của mình. Sáng ra, ông cố gượng dậy, tới mỏm núi tiên ông đã chỉ. Ông gắng đào, gắng đào… cho tới lúc một dòng nước mát chảy ra, lạ thay cùng với dòng nước là những hạt vàng lấp lánh.”
“Chùa Thác Vàng” cũng chính là ngôi chùa huyền thoại mà vợ chồng ông gắng dựng lên để tạ ơn trời Phật và đã hiển linh từ đó.
9. Chùa Phù Liễn
Chùa Phù Liễn có diện tích khoảng 7000m2, chùa tọa lạc trên một quả đồi cao thóang đãng với nhiều cây xanh cổ thụ. Chùa gồm có nhà Tam Bảo, Điện mẫu, nhà thờ tổ và khu vườn tháp cổ, trước sân chùa có tượng phật Bà Quan âm linh diệu.
Trong Chùa có bức đại tự hoành tráng gắn bốn chữ vàng: “Linh sơn phúc địa” (có nghĩa là núi thiêng, đất lành).
Theo nội dung thần phả, làng Phù Liễn được thành lập từ thời Lý (có tên gọi là hương Phù Liễn), do đó chùa được mang tên là chùa Phù Liễn (còn có tên khác là “Phù Chân thiền tự” nghĩa là che chở, bảo vệ những điều chân chính).
Trong cuộc khởi nghĩa Yên Thế (1884) và khởi nghĩa Thái Nguyên (1917), chùa Phù Liễn là nơi che chở, nuôi giấu một số nghĩa quân của Hoàng Hoa Thám và Lương Ngọc Quyến.
+ Các điểm đi chơi đêm ở Thái Nguyên
1/ The King Coffee & Restaurant
Nếu bạn đang tìm kiếm cho mình một điểm hẹn hò lý tưởng và hiện đại ở ngay trung tâm TP. Thái Nguyên thì đừng bỏ qua The King Coffee & Restaurant. The King hút hồn các bạn trẻ bởi không gian tuyệt đẹp và hiện đại với sân khấu nổi trên nước, bên dưới là hàng trăm chú cá bơi lội tung tăng, đầy ấn tượng.
Ngoài không gian hiện đại, bạn sẽ được khám phá hàng trăm loại đồ uống độc đáo và ẩm thực đặc trưng. Sở hữu vị trí khá đắt đỏ tại TP. Thái Nguyên, cùng với sự chuyên nghiệp, sang trọng và chất lượng, The King Coffee & Restaurant chắc chăn sẽ là không gian hẹn hò lý tưởng cho bất cứ ai.
2/ De L’amour Cafe
De L’amour Cafe là một trong những quán cà phê vô cùng lý tưởng dành cho tất cả mọi người, đặc biệt là các bạn trẻ. Ngoài không gian thoáng mát và đẹp, đặc biệt là vào buổi chiều, De L’amour Cafe còn mang đến cho bạn menu đồ uống khá đa dạng, ở mức khá ổn.
Điểm cộng dành cho quán cà phê này nằm ở chỗ nhân viên phục vụ khá nhanh, tốt bụng, vui tính và nhiệt tình. De L’amour Cafe là một điểm tụ tập khá sang choảnh ở TP. Thái Nguyên.
3/ Chum Coffee
View của Chum Coffee cực thích hợp với những ai yêu thích phong cách vintage. Quán Chum Coffee khá nổi tiếng tại TP. Thái Nguyên. Không gian bên trong Chum Coffee được trang trí đẹp mắt, bên trong thì nhỏ xinh, ấm áp, mang đậm phong cách làng quê xưa cũ với những đồ vật mang đậm chất dân dã. Đồ uống tại Chum Coffee được đánh giá khá tốt, không gian thoáng đãng, nhân viên phục vụ tận tình, nhanh nhẹn… Tất cả chắc chắn sẽ khiến bạn hài lòng.
+ Điểm hẹn hò tuyệt vời ở Thái Nguyên
1/ Suối Tiên
Suối Tiên thuộc xóm Tân Lập II, xã Văn Lăng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên; cách trung tâm thành phố Thái Nguyên khoảng 30km về phía bắc. Từ trung tâm thành phố Thái nguyên theo quốc lộ 1B đến km số 7 rẽ trái đường đi Hòa Bình, qua địa phận xã Hòa Bình đến xã Văn Lăng, suối cách trung tâm xã 2km (có biển chỉ dẫn).
Trước đây suối có tên là Đát Khe Đậy nhưng sau này do khách du lịch đến đây ngày một nhiều, trước vẻ đẹp ngỡ ngàng, thiên tạo như vậy họ liên tưởng nơi đây có lẽ đã từng là điểm đến của các nàng tiên để du ngoạn và tắm mát nên đặt tên là Suối Tiên. Những người dân ở đây cũng không còn nhớ cái tên Suối Tiên này đã có từ lúc nào và dần đi vào tiềm thức của họ.
2/ Thác Đát Đắng
Đát Đắng thuộc xã Phú Xuyên, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Từ trung tâm thành phố Thái Nguyên theo quốc lộ 37 nối giữa Thái Nguyên và Tuyên Quang du khách mất khoảng một giờ đồng hồ đi xe máy đến xã Phú Xuyên rồi đi tiếp hơn 2 km đường mòn chạy tới gần chân đát. Sau khi gửi xe và bách bộ khoảng 2 km băng qua những con suối, những bãi đá lởm chởm, những ngọn đồi xanh cỏ, thác Đát Đắng hiện ra tầng tầng, lớp lớp chắc chắn sẽ không phụ công sức của những vị khách đam mê du lịch và khám phá.
Đát Đắng khá xa đường quốc lộ, chính vì thế mà điểm hấp dẫn của nơi này chính là cảm giác được hòa mình vào thiên nhiên, được đắm chìm trong những cánh rừng nguyên sinh xanh mướt, trong một bầu không khí trong lành, mát mẻ, và những dòng thác tuôn chảy.
3/ Đền Đuổm – Núi Đuổm
Núi Đuổm, xưa gọi là Điểm Sơn, nằm kề quốc lộ 3, cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 24 km về phía Tây – Bắc. Sách Đại Nam Nhất Thống Chí xếp Điểm Sơn là danh thắng của đất Thái Nguyên và tả: “ Điểm Sơn… phía trước núi có phiến đá chỗ lên chỗ xuống như con rồng ngóc đầu, phía dưới có hai phiến đá lớn như hình hai con voi chầu vào. Đỉnh núi và sườn núi đều có đền”.
Từ xa nhìn vào, Núi Đuổm với sáu ngọn núi đá tựa sáu đầu rồng. Ngọn ở phía cực Đông như mọc ra một “tháp đá” chọc thẳng lên trời xanh. Các vách đá thẳng đứng, rêu phong cổ kính. Quanh núi, nhiều cây cổ thụ đường kính gốc hơn một mét.
Dưới chân núi, phía Đông Bắc, có đền thờ nổi tiếng linh thiêng thờ danh nhân Dương Tự Minh – Thủ lĩnh phủ Phú Lương, Phò mã hai đời vua nhà Lý, có nhiều công lao bảo vệ vững chắc miền biên cương phía bắc quốc gia Đại Việt (đền Trung) và hai nàng công chúa Diên Bình và Thiều Dung vợ ông (đền Hạ), thân mẫu của ông (đền Thượng).
+ Đi du lịch ở Thái Nguyên vào thời gian nào hợp lí?
Nên đi Thái Nguyên vào thời gian nào? Đặc trưng thời tiết ở Thái Nguyên được chia thành 2 mùa rõ rệt: Mùa hè từ tháng 5 đến tháng 10, thường nóng ẩm mưa nhiều tập trung chủ yếu trong tháng 8.
Mùa đông từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, điển hình thời tiết là khô lạnh, đặc biệt tháng 11. Nếu bạn may mắn đi vào những ngày trời nắng đẹp, thì sẽ thuận tiện hơn cho việc khám phá, tham quan.
Kinh nghiệm du lịch bụi Thái Nguyên, bạn có thể đi vào bất kì thời gian nào trong năm. Tuy nhiên, mình khuyên các bạn nên đi vào mùa hè vì có thể kết hợp tham quan nhiều địa điểm du lịch và các hoạt động trong Hồ Núi Cốc. Bạn nên đi vào khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 9, lúc này Hồ Núi Cốc thu hút đông đảo du khách, có nhiều hoạt động nghệ thuật được tổ chức.
Tags: điểm du lịch nổi tiếng ở thái nguyên, địa điểm du lịch ở thái nguyên, địa điểm du lịch nổi tiếng ở thái nguyên, các điểm du lịch ở thái nguyên, các điểm du lịch nổi tiếng ở thái nguyên, những điểm du lịch ở thái nguyên, những điểm du lịch ở thành phố thái nguyên
Trên đây là tất cả những gì có trong Chia sẻ 20 địa điểm du lịch ở Thái Nguyên đẹp nhất đừng bỏ lỡ vào dịp 30/4 mà chúng tôi muốn chia sẻ với các bạn. Bạn ấn tượng với điều gì nhất trong số đó? Liệu chúng tôi có bỏ sót điều gì nữa không? Nếu bạn có ý kiến về Chia sẻ 20 địa điểm du lịch ở Thái Nguyên đẹp nhất đừng bỏ lỡ vào dịp 30/4, hãy cho chúng tôi biết ở phần bình luận bên dưới. Hoặc nếu thấy bài viết này hay và bổ ích, xin đừng quên chia sẻ nó đến những người khác.
Bạn cần đưa danh sách của mình lên tngayvox.com? Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ đăng bài viết!
Trả lời