Bệnh thủy đậu, bệnh cháy rạ hay bệnh phỏng rạ ở trẻ sơ sinh rất dễ lây lan và để lại những biến chứng sau này. Tuy nhiên bệnh này có thể tiêm phòng và điều trị hoàn toàn, các mẹ đừng lo lắng nhé hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.
1. Tìm hiểu về bệnh phỏng rạ ở trẻ sơ sinh
Bệnh phỏng rạ ở trẻ sơ sinh là một bệnh lý do vi rút Herpes Varicella hay còn có tên gọi khoa học là Varicella Zoster gây ra. Đây là loại vi rút rất dễ lây lan và lây lan với tốc độ rất nhanh. Vi rút này sẽ lây lan qua việc tiếp xúc da thịt hoặc qua các giọt nước bọt nhỏ khi hắt hơi, ho.
Bệnh phỏng rạ ở trẻ sơ sinh thường có biểu hiện nhẹ và trẻ bị nhiễm bệnh có thể tự khỏi chỉ sau vài ngày điều trị. Bệnh ít có biến chứng như viêm não viêm phổi nhưng ở phụ nữ có thai trước 6 tháng tuổi nếu mắc phỏng rạ thai kỳ thì trẻ sinh ra có thể mang dị tật.
Nếu mẹ bầu mắc bệnh phỏng rạ trước khi sinh 5 ngày và sau sinh 2 ngày thường để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng, trẻ sinh ra có nguy cơ mắc phỏng rạ rất cao thậm chí là tử vong do bệnh này.
Ở mức độ nhẹ, bệnh phỏng rạ ở trẻ sơ sinh được xem là một loại bệnh lành tính mặc dù có hình thái trông khá đáng sợ. Tuy nhiên, ở mức độ nặng hơn, bệnh có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến trẻ sơ sinh, trẻ em, những người có hệ miễn dịch suy yếu, phụ nữ có thai, người mắc bệnh chàm và người cao tuổi.
Theo thống kê, trước khi vắc xin phỏng rạ ra đời thì hầu hết mọi người đều từng bị nhiễm phỏng rạ ít nhất một lần trong đời.
2. Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh phỏng ở trẻ sơ sinh là gì?
Nguyên nhân gây nên bệnh phỏng rạ ở trẻ sơ sinh
Do bẩm sinh: Trong thời gian mang thai, nếu mẹ mắc bệnh phỏng rạ nhưng điều trị chưa dứt điểm, bé con khi sinh ra sẽ mang mầm bệnh trong cơ thể. Đợi đến khi điều kiện thuận lợi, bệnh bắt đầu phát triển. Nguy hiểm hơn, với những mẹ bầu bị phỏng rạ trong thời gian thai nghén ba tháng đầu, đặc biệt từ tuần 13-20, thai nhi rất dễ có nguy cơ gặp các bất thường về phát triển, sức khỏe. Điển hình có thể kể đến như dị dạng ở sọ, đa dị tật ở tim, mắc chứng đầu nhỏ, nghiêm trọng hơn là dẫn đến sảy thai.
Do lây nhiễm: Dù là trẻ nhỏ hay người lớn thì con đường lây truyền bệnh phỏng rạ chủ yếu là qua đường hô hấp và tiếp xúc da. Với trẻ sơ sinh, tiếp xúc thường xuyên với mẹ, gần như 24/24. Bởi vậy, khi mẹ gặp bất cứ bệnh gì, không chỉ riêng bệnh phỏng rạ, đều rất dễ lây cho bé, nhất là trong khi lại cho bé bú. Nếu phát hiện bản thân có triệu chứng bị phỏng rạ, mẹ cần ngay lập tức cách ly với con, ngừng việc cho con bú.
Triệu chứng của bệnh phỏng rạ ở trẻ sơ sinh
Bệnh phỏng rạ ở trẻ sơ sinh thường có biểu hiện dễ bị nhầm lẫn với các bệnh ngoài da khác như chốc lở, Zona – thần kinh, đậu mùa hay bệnh tay chân miệng … Đặc điểm chung của các loại bệnh này là đều xuất hiện những mụn nước ở trên da. Tuy nhiên, triệu chứng của bệnh phỏng rạ ở trẻ sơ sinh cũng có một số khác biệt như:
- Trẻ bị nổi các nốt phỏng: Ban đầu là các nốt nhỏ màu hồng, sau đó nổi gồ lên da và sau 24 giờ trở thành nốt màu hồng có phỏng nước trong. Các nốt phỏng thường rất ngứa, xuất hiện rải rác khắp cơ thể mà nhiều nhất là trên mặt, ngực, da đầu và chân tóc.
- Các nốt phỏng này thường mọc không có thứ tự tuy nhiên lại trừ lòng bàn chân, bàn tay ra là hầu như không hề nổi. Nếu như trẻ sơ sinh không tự kiểm soát được mà hay gãi thì rất dễ làm vỡ các nốt phỏng.
- Các nốt phỏng thường tồn tại trong khoảng 4 ngày, mọc thành nhiều đợt, cứ trung bình 2-3 ngày sẽ nổi một đợt, cùng một chỗ các thể mọc nhiều nốt có độ tuổi khác nhau như: nốt sẩn đỏ, nốt có nước, nốt đóng vẩy…
3. Đối tượng dễ mắc bệnh phỏng rạ ở trẻ sơ sinh
Nếu không được tiêm phòng phỏng rạ sau khi sinh, thì hấu hết mọi trẻ em đều từng mắc bệnh phỏng rạ ở trẻ sơ sinh 1 lần trong đời. Trong đó, các đối tượng dễ mắc bệnh là:
- Những trẻ chưa từng bị phỏng rạ.
- Những trẻ chưa từng được tiêm vắc xin phỏng rạ sau khi sinh.
- Những trẻ được xác định là có hệ miễn dịch rất yếu.
Nếu trẻ đã từng bị phỏng rạ hoặc đã từng được tiêm vắc xin phỏng rạ thì có khả năng miễn dịch với bệnh này.
4. Cách phòng bệnh phỏng rạ ở trẻ sơ sinh
Cẩn tắc vô áy náy, mẹ nên lên kế hoạch tiêm phòng phỏng rạ trước khi mang thai khoảng 3-6 tháng. Kháng thể trong virus truyền từ mẹ sang thai nhi qua đường máu. Sau khi bé chào đời, kháng thể lại tiếp tục được truyền từ mẹ sang con qua đường sữa mẹ, giúp bảo vệ bé trước nguy cơ mắc bệnh suốt năm đầu đời.
Nếu mẹ mắc bệnh khi đang cho con bú, thì hơn hết nên tạm dừng chuyện cho bú. Vắt sữa thường xuyên để duy trì lượng sữa sản xuất sau khi khỏi bệnh. Dù nhớ nhung đến mấy, mẹ cũng nên kiềm chế chuyện hôn hít, ôm ấp con.
Bệnh phỏng rạ ở trẻ sơ sinh có thể phòng ngừa chủ động bằng việc tiêm phòng. Hi vọng qua bài viết đã giúp các mẹ hiểu rõ hơn về bệnh phỏng rạ để bé yêu phát triển khỏe mạnh trong vòng tay yêu thương của bố mẹ.
Trên đây là tất cả những gì có trong Bệnh phỏng rạ ở trẻ sơ sinh và những điều mẹ cần lưu ý mà chúng tôi muốn chia sẻ với các bạn. Bạn ấn tượng với điều gì nhất trong số đó? Liệu chúng tôi có bỏ sót điều gì nữa không? Nếu bạn có ý kiến về Bệnh phỏng rạ ở trẻ sơ sinh và những điều mẹ cần lưu ý, hãy cho chúng tôi biết ở phần bình luận bên dưới. Hoặc nếu thấy bài viết này hay và bổ ích, xin đừng quên chia sẻ nó đến những người khác.
Bạn cần đưa danh sách của mình lên tngayvox.com? Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ đăng bài viết!
Để lại một bình luận