Bát quái và lục hào | Khái niệm Tiên thiên Bát quái và Hậu thiên Bát quái
Bát quái (còn gọi là Kinh quái) biểu thị 8 sự vật, hiện tượng trong vũ trụ, cũng có thể goi 8 yếu tố đại biểu cấu thành trời đất, vạn vật.
Hào có thể lý giải là giao nhau, là đại diện cho sự đan xen, biến đổi của Dịch.
Dàn ý bài viết
Quái là nguồn gốc của mọi sự vật, hiện tượng
“Quái” là “treo”, là “móc” vậy, là một hiện tượng treo trước mắt chúng ta.
Chữ “Quái” gồm 8 nét, tiêu biểu là 8 loại biến đổi, là căn cứ để suy diễn.
Tiên thiên Bát quái do hào âm và hào dương chiếu theo quy luật biến đổi của tất cả các sự vật, hiện tượng trong giới tự nhiên và xã hội loài người mà hình thành.
“Quái” cũng là mục chiêm bốc trong Kinh dịch, là đơn vị cơ bản cấu thành Kinh dịch.
Hào là biểu tượng cho sự giao thoa, biến hóa của vạn vật
“Hào” có thể lý giải là hòa nhau, là đại biểu cho sự đan xen, biến đổi của “Dịch”.
Bởi vì mọi sự vật, hiện tượng trong vũ trụ đều luôn trao đổi, giao thoa, không ngừng phát sinh biến hóa, cho nên gọi là “Hào”.
Quái hào do số dưới hướng lên trên, tổng cộng có 6 hào, 6 hào chia làm 3 bộ: Hào sơ, hào 2, hào 3, hào 4 là người, hào 5, hào thượng là trời.
Ba bộ này được gọi là “Tam tài”.
Nội dung cơ bản của bát quái
Quái chỉ sự vật, hiện tượng trong vũ trụ, bao gồm 8 sự vật, hiện tượng cơ bản trong vũ trụ mà mắt thường chúng ta có thể nhìn thấy được.
Vạn vật trong vũ trụ đều dựa theo 8 sự vật, hiện tượng này mà biến đổi, đây chính là khởi nguồn của Bát quái.
Bát quái tượng trưng cho 8 sự vật, hiện tượng tự nhiên là: Càn (trời), Khôn (đất), Chấn (sấm), Tốn (gió), Ly (mặt trời), Khảm (mặt trăng), Cấn (núi), Đoài (sông), trong đó:
Xem thêm: Hạt Xá Lợi Là Gì? Nó Có Ý Nghĩa Như Thế Nào?
“Càn đại diện cho trời, trời là tối thượng, trên đầu là trời, cho nên trời là đỉnh cao.”
“Khôn đại diện cho đất”
“Ly đại diện cho mặt trời”
“Khảm đại diện cho mặt trăng”
Chúng chuyển động không ngừng, đại diện cho không gian, thời gian và vũ trụ.
Chấn là đại diện cho sấm, sấm đại diện cho điện năng, chấn động trong vũ trụ;
Tốn đại diện cho gió, có khí lưu động chính là gió;
Cấn đại diện cho núi; chính là chỗ nhô cao trên lục địa;
Đoài đại diện cho dòng chảy, chính là đại dương, sông ngòi.
Trong vũ trụ, 8 sự vật, hiện tượng tự nhiên này thống nhất, đối lập với nhau sinh ra sự vô cùng, vô tận của vũ trụ.
Cho nên Bát quái chính là 8 sự vật, hiện tượng đại biểu trong vũ trụ của chúng ta, nó cấu thành nên trời đất, vạn vật.
Tiên thiên Bát quái là hình tượng của vạn sự, vạn vật
Tiên thiên Bát quái là do Phục Hy sáng tạo ra, từ trong bản chất nó biểu thị quy luật khách quan hai mặt đối lập thống nhất.
Âm dương tiêu trưởng tồn tại phổ biến trong thế giới rộng lớn, nó phản ánh hình ảnh của vạn vật thời kỳ tối sơ của vũ trụ.
Sở dĩ gọi là Tiên thiên, chính là để chỉ thời điểm khi vũ trụ và vạn vật chưa hình thành, khi có vũ trụ vạn vất chính là Hậu thiên.
Tiên thiên Bát quái: Nam Càn, Bắc Khôn, Đông Ly, Tây Khảm, Đông Bắc Chấn, Tây Nam Tốn, Đông Nam Đoài, Tây Bắc Cấn.
Càn Khôn đối nhau gọi là thiên địa định vị, Khảm Ly đối nhau gọi là Thủy Hỏa bất tương xạ, Chấn Tốn đối nhau gọi là lôi phong tương bạc, Cấn Đoài đối nhau gọi là sơn trạch thông khí.
Khí của Tiên thiên là nguồn gốc phát sinh của vạn vật, cũng là nguồn gốc của phái phong thủy Lý khí.
Bất luận là âm trạch (mồ mả) hay dương trạch (nhà ở), trên bản chất đều lấy Tiên thiên Bát quái làm căn cứ.
Phương vị của Tiên thiên Bát quái (trên Nam, dưới Bắc, trái Đông, phải Tây) và phương vị trong bản đồ mà chúng ta sử dụng ngày nay (trên Bắc, dưới Nam, trái Tây, phải Đông) là hoàn toàn tương phản.
Hậu thiên Bát quái thuận theo sự biến đổi của tự nhiên
Hậu thiên Bát quái chính là Văn Vương Bát quái, phản ánh trạng thái thực chất của giới tự nhiên và xã hội loài người.
Xem thêm: Ý nghĩa và khởi nguồn của thuật Phong thủy (Phần 3)
Nếu nói Tiên thiên Bát quái là biểu minh cho hiện tượng vũ trụ hình thành thì Hậu thiên Bát quái chính là quá trình hình thành con người trong vũ trụ biến đổi thuận theo vạn vật tự nhiên.
Phương vị của Hậu thiên Bát quái khác với Tiên thiên Bát quái, cụ thể là: Nam Ly, Bắc Khảm, Đông Chấn, Tây Đoài, Đông Bắc Cấn, Tây Nam Khôn, Đông Nam Tốn, Tây Bắc Càn.
Hậu thiên Bát quái lấy trạng thái sinh trưởng của vạn vật theo bốn mùa để có được quy luật.
Theo Thuyết quái truyện có thể thấy: Vạn vật sinh ở mùa xuân, trưởng ở mùa hạ, thu hoạch ở mùa thu, cất giữ ở mùa đông, mỗi năm có 360 ngày, mỗi một quái trong Bát quái chủ 45 ngày, sự luân chuyển lại dựa theo 8 tiết, mỗi quái có 3 hào, 3×8 = 24, 24 tiết khí vậy.
Chấn ở hướng Đông, thuộc Mộc, cây cối thịnh vượng, đại diện bởi mùa xuân;
Tốn là gió, ở hướng Đông Nam, vạn vật phát triễn cực thịnh vào lúc giao mùa xuân và hạ;
Ly là lửa, thuộc hướng Nam, lửa vượng vào mùa hạ, cây cối tốt tươi, hồi quy ở vùng đất lớn;
Đoài thuộc hướng Tây, là trời thu, là Kim, Kim sẽ thịnh vượng vào mùa thu;
Càn tính cứng rắn, thuộc Kim, cuối thu, đầu đông, là lúc cây cỏ tàn úa;
Khảm là Thủy, Kim sinh Thủy, hướng Bắc thuộc Thủy, thảo Mộc ẩn tàng, ngừng sinh sôi nảy nở.
Cần là dừng, là cuối cùng, một năm 4 mùa tuần hoàn đến lúc giao nhau giữa màu đông và mùa xuân, vạn vật đã kết thúc một chu kỳ.
Xem thêm:
- Bàn luận về ảnh hưởng của việc xây mộ hợp phong thủy đến con cháu đời sau
- Nguồn gốc của đạo học phong thủy | Cơ sở triết học về Âm Dương
- Học thuyết ngũ hành – Khái niệm cơ bản và sự phát triễn của học thuyết.
Trên đây là tất cả những gì có trong Bát quái và lục hào | Khái niệm Tiên thiên Bát quái và Hậu thiên Bát quái mà chúng tôi muốn chia sẻ với các bạn. Bạn ấn tượng với điều gì nhất trong số đó? Liệu chúng tôi có bỏ sót điều gì nữa không? Nếu bạn có ý kiến về Bát quái và lục hào | Khái niệm Tiên thiên Bát quái và Hậu thiên Bát quái, hãy cho chúng tôi biết ở phần bình luận bên dưới. Hoặc nếu thấy bài viết này hay và bổ ích, xin đừng quên chia sẻ nó đến những người khác.
Bạn cần đưa danh sách của mình lên tngayvox.com? Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ đăng bài viết!
Để lại một bình luận