Nguyên nhân bé bị nổi hạch ở vai, cằm, cổ, má, tai & đầu có nguy hiểm không? Trẻ bị nổi hạch sưng hạch có thể là u lành hoặc u ác hoặc do bị các bệnh viêm nhiễm, nhiễm khuẩn các vùng virut lân cận, có thể do trẻ bị ốm khiến cơ thể yếu đi tăng sức để kháng, tuy nhiên các mẹ cần lưu ý khi các bé sưng hạch để chăm sóc bé yêu của mình.
+ Những nguyên nhân bé bị nổi hạch
Theo…
Nguyên nhân bé bị nổi hạch ở vai, cằm, cổ, má, tai & đầu có nguy hiểm không? Trẻ bị nổi hạch sưng hạch có thể là u lành hoặc u ác hoặc do bị các bệnh viêm nhiễm, nhiễm khuẩn các vùng virut lân cận, có thể do trẻ bị ốm khiến cơ thể yếu đi tăng sức để kháng, tuy nhiên các mẹ cần lưu ý khi các bé sưng hạch để chăm sóc bé yêu của mình.
+ Những nguyên nhân bé bị nổi hạch
Theo các chuyên gia y tế, hiện tượng cổ nổi hạch ở trẻ (nổi hạch ở cổ bên trái hay nổi hạch ở cổ bên phải) thường liên quan đến nhóm bệnh lý:
- Nhiễm trùng (bệnh bạch hầu, sởi, dịch hạch thể hạch, xoắn khuẩn lepto, tăng bạch cầu đơn nhân truyền nhiễm…)
- Bệnh lao (lao phổi hoặc lao hạch)
- Ung thư (ung thư hạch, hoặc di căn từ nơi khác vào hạch)
Viêm hạch xuất hiện là do tình trạng nhiễm khuẩn, xâm nhập của virus ở các vùng lân cận, chẳng hạn như khi xuất hiện viêm hạch ở cổ là do những vấn đề viêm nhiễm ở mũi, amidan, vòm họng, viêm hô hấp… xâm lấn đến khu vực hạch lympho xung quanh và lây nhiễm. Hoặc viêm hạch bẹn thì là do nhiễm khuẩn đường tiết niệu sinh dục.
Trẻ bị nổi hạch ở do nhiễm trùng
Những trẻ ở trường hợp này thường rất dễ nhận biết vị trí nhiễm trùng khi các bác sĩ khám tai mũi họng. Mẹ cũng có thể nhìn thấy được hạch như nhọt ngoài da, vết lở loét trong khoang miệng và lưỡi, viêm họng, viêm nướu hoặc áp xe nướu răng.
Hạch ở cổ do nhiễm trùng được xem là bình thường nếu có đường kính nhỏ hơn 1cm, khi sờ nắn thì hạch di chuyển qua lại mà không dính chặt với mô xung quanh, có bờ giới hạn rõ, không đau và mềm vừa phải. Với nguyên nhân này, trẻ chỉ cần điều trị với thuốc kháng sinh, kháng viêm từ 5 đến 10 ngày là hạch sẽ biến mất.
Bé bị nổi hạch do lao
Đặc điểm của hạch do lao là không đau, thường dính nhiều hạch thành từng chùm và thời gian xuất hiện khá lâu. Để xác định chính xác nguyên nhân gây hạch có phải do lao hay không, phương pháp chẩn đoán tốt nhất là sinh thiết hạch.
Nguyên nhân do ung thư
Tính chất của hạch trong trường hợp này rất đặc biệt. Hạch có kích thước lớn hơn 1cm, khả năng di chuyển kém vì dính chặt với mô xung quanh, bờ giới hạn không rõ ràng, đau khi sờ nắn và hạch khá cứng chắc.
+ Bé bị nổi hạch ở cổ
Phần lớn, nổi hạch ở cổ do viêm nhiễm là lành tính và phát triển chậm. Dù vậy, nếu trẻ xuất hiện những cục hạch cùng các biểu hiện bất thường dưới đây, trẻ cần được thăm khám kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe lâu dài của trẻ:
- Trẻ sốt cao trên 39 độ C
- Trẻ có biểu hiện của tình trạng chèn ép đường thở như khó nuốt, khó uống, khó thở…
- Hạch to nhanh, căng bóng, gần vỡ…
Đặc biệt, nếu bị viêm hạch cổ và đang sốt cao, trẻ phải được hạ sốt bằng paracetamol đường uống hoặc nhét hậu môn với liều lượng phù hợp trước khi đưa trẻ đi khám nhằm ngăn chặn tình trạng trẻ co giật do sốt quá cao.
+ Trẻ em bị nổi hạch ở vai
Thông thường, khi cơ thể con người bị viêm ở đâu thì sẽ nổi hạch gần đó. Hạch tồn tại nhiều nơi trong cơ thể nhưng chỉ có một số hạch mà chúng ta có thể sờ thấy được như: hạch cổ, hạch bẹn, hạch sau tai, sau gáy… Nếu bé bị nổi hạch sau tai, các mẹ cần phải kiểm tra xem con mình có phản ứng gì khi sờ vào hạch này không, để xác định là hạch dạng bình thường hay hạch nguy hiểm.
Hạch lympho đóng vai trò quan trọng đối với khả năng đề kháng của cơ thể. Hạch thường Hạch là một tổ chức lympho có chức năng sản xuất bạch cầu và kháng thể chống lại các tác nhân gây bệnh. Những hạch này ở nhiều nơi trong cơ thể, thường không sờ được. Hạch lympho đóng vai trò quan trọng đối với khả năng đề kháng của cơ thể.
Hạch ở vai thường sưng lên khi cơ thể chống chọi với sự viêm nhiễm gây ra do vi trùng gây bệnh tại chỗ hoặc bệnh toàn thân. Hạch cũng sưng lên trong trường hợp do vết côn trùng cắn hay vết thương rách da. Chúng có thể sưng kể cả đối với những bệnh truyền nhiễm thông thường mà trẻ em thường hay mắc phải
+ Trẻ bị nổi hạch ở cằm dưới cổ
Hạch nổi có thể xuất phát từ nguyên nhân lành tính như cơ thể bị nhiễm siêu vi hay lao hoặc cũng có thể xuất phát từ căn bệnh ác tính ung thư, trong đó có ung thư vòm họng . Đây là căn bệnh ác tính thường gặp nhất ở vùng đầu mặt cổ và các triệu chứng bệnh đa số là mượn của các cơ quan xung quanh như hạch, thần kinh, tai, mũi…
Hạch cổ dưới hàm xuất hiện do ung thư vòm họng thường có đặc điểm: hạch lúc đầu có kích thước nhỏ, rắn sau đó to lên và lan ra các vị trí khác. Hạch thường dính chặt vào vùng cổ, ít di động, lúc đầu ấn vào không có cảm giác đau. Ngoài hiện tượng nổi hạch, bệnh nhân ung thư vòm họng còn có một số triệu chứng như:
- – Đau đầu.
- – Ù tai.
- – Ngạt mũi.
- – Xuất hiện dịch trong tai.
- – Dây thần kinh sọ não bị liệt…
Ngoài bệnh ung thư vòm họng, một số bệnh ung thư khác cũng có thể làm xuất hiện hạch ở cổ là ung thư hạch, ung thư tuyến giáp, ung thư khoang miệng…
+ Bé bị nổi hạch ở tai
Trong trường hợp cơ thể bị nhiễm sốt siêu vi hoặc nhiễm trùng, bé bị nổi hạch sau tai được xem như là phản ứng lại bằng hiện tượng viêm sưng, nóng, đỏ. Những vị trí hạch dễ bị sưng và sờ được là vùng hai bên cổ, sau tai, nách và bẹn.
Trong một số trường hợp nhất định, bé bị nổi hạch sau tai có thể là dấu hiệu của những nguy cơ bệnh lý tiềm ẩn lớn hơn. Hạch sưng cũng có thể do bị viêm (nguyên nhân là do siêu vi trùng gây ra, cũng có thể do vi trùng lao). Một số trường hợp viêm amydan, viêm tai giữa, viêm xoang… cũng khiến bé bị nổi hạch sau tai.
Khi mới phát hiện, hạch thường chỉ nhỏ bằng hạt đậu, không đau hoặc đau ít. Nhưng nếu viêm nhiễm nặng, hạch sẽ sưng phồng lên trong thời kỳ đầu chống chọi bệnh truyền nhiễm. Thời gian các hạch này nhỏ lại sẽ lâu hơn thời gian mà chúng sưng phồng lên.
+ Những cách điều trị cơ bản khi trẻ bị nổi hạch
Sau khi đưa trẻ đi thăm khám và có được chỉ định của bác sĩ, cha mẹ nên chú ý đến những điều sau để con nhanh chóng hồi phục:
Tuân thủ điều trị: Dù cổ bị nổi hạch với bất cứ lý do gì, trẻ cũng cần được uống thuốc và điều trị theo sự chỉ định của bác sĩ cho đến khi triệu chứng bệnh giảm bớt hoặc hết triệu chứng, hạch tự giới hạn và nhỏ lại. Các bác sĩ khuyên mẹ nên dùng bút vẽ lại kích thước của hạch và so sánh với những lần sau, để thuận lợi hơn cho quá trình theo dõi và điều trị.
Chăm sóc trẻ sưng hạch đúng cách: Trong trường hợp này, trẻ được khuyến cáo, uống càng nhiều nước càng tốt. Bạn có thể cho trẻ uống thêm một số loại nước ép trái cây giàu vitamin như ổi, cam, bưởi, chanh, dưa hấu… để tăng sức đề kháng cho trẻ. Đồng thời, cho trẻ súc miệng hàng ngày bằng nước muối sinh lý để niêm mạc họng được sạch sẽ.
Tránh sờ, ép, nắn nơi hạch nổi: Cha mẹ nên khuyên nhủ trẻ đừng quá lo lắng và quan tâm nhiều đến cục hạch. Cũng không được sờ, nắn hoặc ép hạch bởi có thể ảnh hưởng đến quá trình phục hồi, trở lại trạng thái bình thường của hạch.
Các chuyên gia y tế khuyến cáo, để có một chẩn đoán chính xác về nguyên nhân nổi hạch ở cổ, mẹ nên đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế uy tín và có được phương pháp điều trị đúng đắn, ngăn chặn sự phát triển của các hạch cũng như phòng tránh các biến chứng lâu dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
+ Cách chăm sóc trẻ bị nổi hạch
Hạch mới phát hiện thường chỉ to bằng hạt đậu, di động dưới da, không đau hoặc chỉ đau ít. Viêm nhiễm nặng có thể làm các hạch sưng lên thành những khối u to chắc và rất đau. Các hạch lympho có thể tiếp tục sưng lên khá lâu kể cả khi hết bị viêm nhiễm. Điều này đặc biệt xảy ra ở trẻ em, thường bị sưng hạch nhỏ nhưng kéo dài trong nhiều tuần. Hạch sưng lên có dấu hiệu đỏ đau hay sưng to thường do đã bị nhiễm khuẩn có thể tiến triển mủ hoặc vỡ chảy mủ.
Nếu hạch sưng nhỏ đi kèm với cảm lạnh, viêm họng, viêm tai hay viêm nhiễm nhẹ, và các hạch không có dấu hiệu đỏ đau không cần điều trị cụ thể. Các bậc phụ huynh có thể tiếp tục theo dõi tại nhà dưới sự hướng dẫn của y tế. Cần thiết điều trị bệnh lý chính như do cảm lạnh, viêm nhiễm khác thì thì hạch cũng sẽ dần nhỏ lại. Nếu hạch sưng có màu đỏ và mềm thì có thể đã bị nhiễm khuẩn và cần được điều trị bằng kháng sinh.
Đưa trẻ đền cơ sở y tế khi:
- Hạch sưng to, có màu đỏ, sờ thấy rất chắc và đau.
- Sưng hạch có liên quan đến những dấu hiệu nhiễm trùng khác ở các vết thương.
- Trẻ sốt trên 380C mà không tìm thấy nguyên nhân khác
- Da có những vết thương bị chảy máu, bị sưng và đau.
- Các hạch tiếp tục sưng to hoặc xuất hiện không rõ nguyên nhân và kéo dài trên 2 tuần.
- Hạch ở những vị trí ít gặp.
Xem thêm bài
- bé bị viêm tai giữa
- cách chữa bệnh quai bị ở trẻ em
+ Các lưu ý trẻ bị sưng hạch
– Lao hạch: Ngoài các đặc tính như hạch sưng to, kích thước tăng dần, sờ mềm, không biểu hiện viêm tấy, đỏ đau…, bệnh còn có những biểu hiện toàn thân như sốt dai dẳng, gầy sút, mệt mỏi…
– Bệnh bạch huyết: Hạch xuất hiện nhiều nơi, da xanh, tăng nhiều bạch cầu ở máu ngoại biên, đa số là bạch cầu non chưa trưởng thành.
Tóm lại, khi trẻ bị sưng hạch, có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh, có nguyên nhân lành tính, có nguyên nhân ác tính. Các bậc phụ huynh nên chú ý phát hiện sớm, đưa bé đi khám để xác định đúng nguyên nhân gây bệnh và có hướng xử trí thích hợp.
Trong trường hợp này, bạn cũng nên đưa cháu đến khám tại khoa Tai mũi họng của các bệnh viện nhi để được chẩn đoán nguyên nhân và tư vấn điều trị.
Chúc bạn và gia đình sức khỏe!
Kết bài bé bị nổi hạch: trên đây là bài viết về vấn đề trẻ bị sưng hạch ở các bộ phận trên cơ thể như cằm, cổ, vai, tai, bẹn,..hy vọng qua bài viết trên sẽ giúp các mẹ có những thông tin hữu ích để điều trị cho bé bị nổi hạch, chăm sóc bé để bé mau khỏe mạnh
Tags: bé bị nổi hạch, trẻ bị nổi hạch, bé bị sưng hạch, cách chăm sóc trẻ bị sưng hạch, bé bị nổi hạch ở cổ, bé bị nổi hạch ở cằm, bé bị nổi hạch tai
Trên đây là tất cả những gì có trong Nguyên nhân bé bị nổi hạch ở vai, cằm, cổ, má, tai & đầu có nguy hiểm không? mà chúng tôi muốn chia sẻ với các bạn. Bạn ấn tượng với điều gì nhất trong số đó? Liệu chúng tôi có bỏ sót điều gì nữa không? Nếu bạn có ý kiến về Nguyên nhân bé bị nổi hạch ở vai, cằm, cổ, má, tai & đầu có nguy hiểm không?, hãy cho chúng tôi biết ở phần bình luận bên dưới. Hoặc nếu thấy bài viết này hay và bổ ích, xin đừng quên chia sẻ nó đến những người khác.
Bạn cần đưa danh sách của mình lên tngayvox.com? Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ đăng bài viết!
Để lại một bình luận